Giải mã những điểm cộng khiến iPhone lâu mất giá
Smartphone chip Helio P70 đầu tiên trên thế giới, giá siêu rẻ / Oppo công bố giá bán smartphone 3 camera ở Việt Nam
Đã là hàng "Táo" thì "auto" phải đắt - đó đã và đang trở thành một câu nói quen thuộc mà ai cũng dễ dàng công nhận. iPhone và các dòng sản phẩm của Apple vẫn thuộc hàng những sản phẩm smartphone, máy tính đắt và cao cấp nhất thế giới.
Kris Carlon của Android Authority nhận định: "Nhiều điện thoại Android có giá thành thấp hơn nhưng tính năng và phần cứng cao cấp hơn iPhone".
Trong nhiều năm qua, Apple vẫn xây dựng bức tường bao quanh hệ sinh thái của mình, dù có phần cứng nhắc nhưng đã giúp người dùng có những trải nghiệm tốt hơn.
Còn với Android, nền tảng mở ngày một hoàn thiện và có độ ổn định, trải nghiệm của người dùng cũng cải thiện đáng kể.
Song hầu như đa số các mẫu điện thoại Android hiện nay trên thị trường thường không được cập nhật phần mềm thường xuyên, ngoại trừ một số dòng như Google Pixel, Nokia…
Theo thống kê của Google, phiên bản Android 9 Pie mới nhất hiện chỉ chiếm chưa tới 0,1% dù ra mắt đã được bốn tháng. Android 8.1 và 8 có thị phần lần lượt là 14,6% và 12,1%, phổ biến nhất vẫn là Android 7.0 và 7.1 Nougat với 30,8%.
Việc cập nhật chậm chạp gần như đã khiến người dùng không còn quan tâm mỗi khi có phiên bản Android mới ra mắt, điều này hoàn toàn trái ngược với người dùng iPhone và iPad.
Hệ sinh thái ổn định
Apple đã tạo ra một hệ sinh thái hoàn chỉnh, nơi mọi thứ được liên kết chặt chẽ nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Chỉ với một Apple ID và mật khẩu duy nhất, bạn có thể truy cập dữ liệu ở bất cứ đâu, dễ dàng gửi dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác. Sao chép văn bản trên máy Mac và dán nội dung trong ứng dụng Notes trên iPhone, iPad.
Vì được tùy biến nên giao diện các thiết bị Android sẽ có phần khác nhau đôi chút, trái ngược hoàn toàn so với iOS. Mọi thứ đều có sẵn trên màn hình, khi gõ từ khóa vào khung tìm kiếm, bạn sẽ thấy tất cả mọi thứ.
Cập nhật liên tục với trải nghiệm ứng dụng mới
Không thể phủ nhận tầm nhìn của Steve Jobs đối với thành công của iPhone và nền tảng iOS.
Apple không bao giờ phân biệt đối xử giữa các thiết bị khi phát hành phiên bản iOS mới. Cụ thể, phiên bản iOS 12 đến nay vẫn tương thích với iPhone 5S, một mẫu điện thoại được ra mắt vào tháng 9/2013.
iPhone không còn là chiếc điện thoại bình thường, nó đã được nâng tầm trở thành thước đo đánh giá đẳng cấp của người dùng bất kể họ có quan tâm hay hiểu biết công nghệ.
Trong khi đó các thiết bị Android chỉ được hỗ trợ tối đa khoảng 3 năm, nếu muốn trải nghiệm các phiên bản mới, bạn chỉ còn cách bán thiết bị và mua những mẫu điện thoại mới hơn.
Giống như hệ điều hành, người dùng iOS thường sẽ được trải nghiệm trước các phiên bản ứng dụng mới nhất như Facebook, Twitter, Instagram…
Giá trị sản phẩm cao
Thứ nhất, theo trang so sánh giá PriceSpy, chỉ ba tháng sau khi ra mắt, mức giá khởi điểm của những chiếc điện thoại Samsung đã giảm trung bình khoảng 35%, thậm chí lên đến 40,6% và 38,3% cho với hai mẫu điện thoại Galaxy S5 và Galaxy S7. Mức giảm thấp nhất thuộc về Samsung Galaxy S8 với 25%.
Đa số các hãng đều giảm giá sản phẩm chỉ sau vài tháng ra mắt, tuy nhiên dường như các sản phẩm của Apple lại nằm trong danh sách ngoại lệ.
PriceSpy đã theo dõi giá của bốn phiên bản iPhone và nhận thấy mức giá bán của iPhone chỉ giảm khoảng 8,8% sau ba tháng.
Hãng phân tích IHS iSupply đã tính toán thử giá thành của các bộ phận cấu tạo nên smartphone nói chung.
Khi đặt iPhone và một chiếc điện thoại Android cao cấp phổ biến lại so sánh với nhau, hầu hết mọi linh kiện cấu thành iPhone đều có giá cao hơn ngay từ khâu mua gốc, bao gồm ổ cứng bộ nhớ, màn hình, cảm biến...
Điều đó đã phần nào lý giải cho thắc mắc vì sao iPhone luôn bị coi là "đội giá" hơn so với các đối thủ.
Thứ hai, tâm lý đám đông giúp Apple bán được nhiều iPhone ngay cả khi Táo khuyết không hề đổi mới sản phẩm của mình trong nhiều năm qua.
Giá thành cao cũng là chiến lược thành công của hãng, biến iPhone trở thành thiết bị thời thượng và khẳng định vị thế cho người dùng.
Một phần khiến các thiết bị của Apple luôn giữ giá chính là do Apple kiểm soát giá thành sản phẩm của hãng. Họ có xu hương duy trì mức giá cố định trong toàn bộ vòng đời sản phẩm.
Apple cũng không giảm giá cho bên thứ ba nếu mua số lượng lớn bởi hãng lo sợ đối tác bán lẻ phá giá thiết bị của mình trong khi cuộc cạnh tranh về thiết bị của Android khiến nhà sản xuất phải giảm giá.
Có thể khẳng định rằng, chiến lược giá đã giúp tỷ suất lợi nhuận của nhà "Táo khuyết" luôn cao hơn những công ty sản xuất phần cứng khác.
Khả năng tương thích phần cứng, phần mềm
Các nhà phát triển phần mềm phải trải qua một cuộc kiểm tra nghiêm ngặt trước khi ứng dụng của họ được xuất hiện trên App Store. Điều này nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ các phần mềm độc hại.
Ngược lại, Android là hệ điều hành mã nguồn mở, do đó, bất kì nhà sản xuất điện thoại nào cũng có thể sử dụng nền tảng này để tạo ra một phiên bản tùy biến, việc tải ứng dụng lên Google Play cũng đơn giản hơn so với App Store.
Dù có dung lượng RAM chỉ bằng 1/3 so với các thiết bị Android đời mới, tuy nhiên iPhone có tốc độ mở ứng dụng và khả năng xử lý đa nhiệm vẫn nhanh hơn các thiết bị Android.
Điều này cũng không có gì khó hiểu khi Apple có lợi thế trong việc kiểm soát cả hai mảng phần cứng lẫn phần mềm, trong khi đó các nhà sản xuất khác lại tự tối ưu hóa riêng Android dẫn đến sự phân mảnh và không đồng nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100
Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới
Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền
Khốc liệt cuộc đua trên thị trường internet vệ tinh: Công ty Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk
Phát hiện một hành tinh “sơ sinh” mới lạ đang hình thành khiến các nhà thiên văn học tò mò