Khoa học - Công nghệ

Hà Tĩnh: Hoạt động KH&CN phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

DNVN - Làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái đánh giá cao các kết quả KH&CN tỉnh đạt được trong thời gian vừa qua; đồng thời cho rằng vẫn còn những khó khăn, vướng mắc khiến hoạt động KH&CN của tỉnh phát triển chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng.

Cảnh báo các hình thức tấn công giả mạo để vượt xác thực hai yếu tố / Tàu Thường Nga-6 trở về Trái Đất mang theo những mẫu vật đầu tiên từ vùng khuất của Mặt Trăng

Ngân sách đầu tư cho KHCN còn hạn chế

Chiều 28/6, đoàn công tác Bộ KH&CN do Thứ trưởng Trần Hồng Thái dẫn đầu có buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh về hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo.

Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở KH&CN Bùi Quang Hoàn cho biết, công tác quản lý Nhà nước về KHCN và đổi mới sáng tạo được triển khai toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và có nhiều đổi mới. Lĩnh vực sở hữu trí tuệ có nhiều kết quả nổi bật. Đến nay, toàn tỉnh có gần 3.000 đối tượng sở hữu công nghiệp được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, tăng hơn 8 lần so với năm 2015. 16 sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu cộng đồng, 6 sản phẩm đang được triển khai hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ.


Đoàn công tác Bộ KH&CN do Thứ trưởng Trần Hồng Thái dẫn đầu làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh về hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo.

Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được quan tâm đầu tư, tìm kiếm và ươm tạo, hỗ trợ các dự án khởi nghiệp có tiềm năng phát triển. Hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng được tăng cường.

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KH&CN và đổi mới sáng tạo đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải, khẳng định, với việc rất quan tâm đến KHCN, thời gian qua, UBND tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh ban hành các nghị quyết, chính sách phát triển KHCN. Theo đó, công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KHCN đạt nhiều kết quả quan trọng.

Tuy vậy, ông Hải cũng thẳng thắn chỉ ra rằng, năng lực KHCN của tỉnh nhìn chung còn yếu; chưa gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu với ứng dụng, chưa có các sản phẩm KHCN mũi nhọn. Việc ứng dụng, chuyển giao KHCN vào sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều đề tài, dự án KHCN thiếu tính ứng dụng thực tiễn.


Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải.

Ngoài ra, ngân sách Nhà nước đầu tư cho KHCN có mặt còn hạn chế. Lý do là khả năng cân đối ngân sách còn khó khăn. Theo quy định phải bảo đảm chi cho KHCN từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách hàng năm. Tuy nhiên, hiện nay, chi cho KHCN ở Hà Tĩnh mới đạt 05,5-0,6% so với tổng chi ngân sách tỉnh.

Do đó, Chủ tịch Võ Trọng Hải kiến nghị Bộ KH&CN tiếp tục hỗ trợ, đồng hành, giúp Hà Tĩnh củng cố các luận chứng khoa học để đề xuất Chính phủ, Bộ Chính trị chấm dứt Dự án kha thác mỏ sắt Thạch Khê.

Kết nối giúp Hà Tĩnh các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế để kêu gọi, tài trợ các chương trình, dự án KHCN, biến đổi khí hậu, phòng ngừa thiên tai… Ưu tiên giúp Hà Tĩnh một số nhiệm vụ KHCN về phát triển bền vững kinh tế biển, phát triển tài sản trí tuệ các sản phẩm đặc hữu, sẵn có của tỉnh; dịch vụ logistics, công nghệ hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao.

Tăng cường đầu tư tiềm lực cho KH&CN

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái ghi nhận và đánh giá cao các kết quả KH&CN Hà Tĩnh đạt được trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Hồng Thái, tỉnh vẫn còn những khó khăn, vướng mắc khiến hoạt động KH&CN của tỉnh phát triển chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng.

Thứ trưởng đề nghị các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành tiếp tục quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát hơn nữa đối với hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, nhằm phục vụ hiệu quả cho các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh.


Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái.

Cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh các nội dung chung về hoàn thiện cơ chế, chính sách về KHCN&ĐMST, trong thời gian tới, tỉnh cần đẩy mạnh triển khai các chương trình, nhiệm vụ KH&CN phục vụ trực tiếp cho các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Cụ thể, Hà Tĩnh cần tập trung 3 vấn đề. Thứ nhất, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng thành tựu KH&CN tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao trong phát triển kinh tế kinh tế biển theo hướng kinh tế biển xanh, kinh tế tuần hoàn, phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Thứ hai, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên; nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Thứ ba, nghiên cứu ứng dụng KHCN để phát triển văn hoá - xã hội; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá truyền thống của địa phương...

Để triển khai hiệu quả các nội dung trên, Thứ trưởng đề nghị tỉnh cần tiếp tục tăng cường đầu tư tiềm lực cho KH&CN. Theo đó, tăng cường ngân sách địa phương cho KHCN. Tăng cường thu hút nguồn lực ngoài ngân sách cho hoạt động KHCN&ĐMST. Tích cực huy động, kết nối sự tham gia của doanh nghiệp – các tổ chức nghiên cứu, nhà khoa học, hợp tác trong và ngoài nước để giải quyết các vấn đề KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Triển khai rà soát, đánh giá thực trạng ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn. Có giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ trong các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.

Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm