Sản phẩm nước mắm thứ ba trên cả nước được cấp chỉ dẫn địa lý
Furama Resort Đà Nẵng tổ chức gala trải nghiệm văn hóa ẩm thực mùa hè / Vì sao Đà Nẵng được chọn thành lập khu thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam?
Chiều 27/6, Sở KH&CN Đà Nẵng và UBND quận Liên Chiểu đã tổ chức công bố quyết định, đón nhận văn bằng chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cho sản phẩm nước mắm của TP Đà Nẵng; đồng thời kỷ niệm 5 năm nghề làm nước mắm Nam Ô được công nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
UBND quận Liên Chiểu đón nhận văn bàng bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Nam Ô" cho sản phẩm nước mắm của TP Đà Nẵng.
Ngày 3/6/2024, chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cho sản phẩm nước mắm của TP Đà Nẵng chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ theo Quyết định 437/QĐ-SHTT. Đây là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của TP Đà Nẵng và là 1 trong 3 chỉ dẫn địa lý về sản phẩm nước mắm trên cả nước (gồm nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết và nước mắm Nam Ô).
UBND quận Liên Chiểu được UBND TP Đà Nẵng trao quyền quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Nam Ô”. Chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” cho sản phẩm nước mắm được bảo hộ thể hiện sự công nhận về uy tín, danh tiếng, chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, giúp nâng tầm giá trị thương hiệu của cộng đồng.
“Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm truyền thống Nam Ô nâng cao danh tiếng, phát triển thị trường, bảo vệ giá trị về chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm nước mắm truyền thống có lịch sử hàng trăm năm, nâng cao sức cạnh tranh, tạo điều kiện cho sản phẩm nước mắm truyền thống được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường trong nước và xuất khẩu”, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi nhấn mạnh.
Theo ông Trần Lê Hồng – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, việc được cấp chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nước mắm Nam Ô là bước đi quan trọng đầu tiên. Đó là đã công cụ trong tay, nhưng sử dụng công cụ đó như thế nào cho hiệu quả còn phụ thuộc vào các công việc cần phải tiến hành sắp tới.
Ông Trần Lê Hồng đề nghị quận Liên Chiểu là Hội làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô cần xây dựng những giải pháp đồng bộ, hiệu quả về tổ chức sản xuất, tổ chức kiểm soát chất lượng để phát triển các sản phẩm đặc sản của địa phương nói chung và chỉ dẫn địa lý nước mắm Nam Ô nói riêng.
Đặc biệt là cần phải hoàn thiện quy trình quản lý, kiểm soát chỉ dẫn địa lý để bảo tồn chất lượng và danh tiếng của sản phẩm.
“Đây là khâu quan trọng, quyết định sự thành công của một chỉ dẫn địa lý và cần sự nỗ lực toàn bộ hệ thống, từ các nhà sản xuất đến các nhà quản lý”, ông Hồng nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
Chủ tịch FPT: Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi trong lĩnh vực khoa học công nghệ
Đầu tư công nghệ cao để Việt Nam 'cất cánh'
Nghị quyết 57 tạo cú hích cho đầu tư nghiên cứu và phát triển
Ứng dụng công nghệ trong phòng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử