Khoa học - Công nghệ

Kế hoạch sửa chữa 3 tuyến cáp quang biển

Tuyến cáp quang sẽ được sửa chữa từ tháng 3 - tháng 4/2023, tuyến AAG và IA dự kiến được sửa chữa từ ngày 30/3 đến 4/4/2023.

Thương hiệu doanh nghiệp công nghệ Việt: "Cánh cửa mở" để thu hút vốn đầu tư nước ngoài / Đổi mới sáng tạo, động lực tăng trưởng mới - Bài 2: Kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn mức độ phát triển

Cập nhật về kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố trên các tuyếncáp quangbiển, sáng 7/2, đại diện các nhà mạng trong nước cho biết, hệ thống NOC (Ban quản trị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế) đã thông báo kế hoạch sửa chữa 3 cáp quang biển: APG (Asia Pacific Gateway), AAG (Asia, America Gateway) và IA (Intra Asia, còn gọi là Liên Á) vào giữa tháng 3 và đầu tháng 4-2023 tới.

Cụ thể, theo đại diện các nhà mạng trong nước, tuyến APG dự kiến sửa chữa nhánh S6 từ 22 đến 27/3; sửa chữa nhánh S9 từ 5/4 đến 9/4/2023.

Tuyến AAG, sửa chữa dự kiến từ ngày 30/3 đến 4/4/2023. Tuyến cáp IA, đang trong quá trình xin cấp phép và đăng ký tàu sửa chữa; thời gian dự kiến sửa chữa giữa tháng 3/2023.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.


Trước đó, tuyến APG gặp sự cố liên tiếp vào cuối tháng 12/2022 và tháng 1/2023, trên các nhánh S6 hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc) và S9 hướng kết nối đi Singapore và Nhật Bản; cả hai sự cố này gây mất toàn bộ dung lượng trên tuyến cáp APG. Tuyến AAG gặp sự cố trong tháng 12-2022, ở 2 hướng kết nối Singapore và Trung Quốc. Tuyến IA xảy ra sự cố lần đầu tiên trên nhánh S1 hướng kết nối đi Singapore vào ngày 28-1 vừa qua, với vị trí cáp đứt cách trạm cập bờ Singapore khoảng 130km.

Ngoài sự cố ở 3 tuyến cáp quang biển nêu trên, tuyến AAE-1 (Asia - Africa - Euro 1) cũng đang gặp sự cố do bị lỗi dò nguồn tại vị trí sát vùng biển thuộc Hong Kong (Trung Quốc). Tuy nhiên, hiện hệ thống NOC chưa thông báo kế hoạch sửa chữa.

Như vậy, 4/5 tuyến cáp quang biển chiếm dung lượng chủ yếukết nối internetViệt Nam đi quốc tế đang gặp sự cố (hiện còn tuyến SMW3 - Sea Me We 3 đang khai thác) đã ảnh hưởng đến người dùng internet trong nước. Đây cũng được coi là tình huống hy hữu, bất khả kháng khi cả 4 tuyến cáp quang biển quốc tế cùng gặp sự cố chưa được khắc phục. Và để giảm thiểu ảnh hưởng đến khách hàng, trong thời gian qua các nhà mạng đều khẩn trương triển khai các phương án ứng cứu, giảm thiểu ảnh hưởng chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dùng. Đại diện các nhà mạng lớn Viettel, VNPT đều cam kết đã, đang tích cực làm việc với đơn vị quản lý các tuyến cáp, đối tác quốc tế để nhanh chóng xử lý, bảo đảm cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Tuyến cáp quang biển quốc tế APG có chiều dài khoảng 10.400km, được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, chính thức khai thác tháng 12-2016. APG có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng VNPT, Viettel, FPT, CMC.

 

IA có tổng chiều dài 6.800 km, kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, Hong Kong (Trung Quốc) và Nhật Bản.

AAG có chiều dài 20.191km, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Hoa Kỳ; được đưa vào khai thác từ tháng 11-2009, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong (Trung Quốc), Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California).

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm