Để giải thích, vòng tua ở các bánh xe phụ thuộc vào sự truyền động của các bánh răng và con số trên là kết quả khi nhân mức mô-men xoắn của động cơ với tỷ số truyền. Mặt khác, khối sức mạnh khủng này cho phép SC2 khả năng tăng tốc từ 0 lên 96 km/h chỉ trong dưới 1.9 giây. Quãng đường di chuyển cho 1 lần sạc của xe được công bố là 563 km.
“Karma SC2 hoàn toàn mới chính thức là một kim chỉ nam cho định hướng phát triển công nghệ của hãng trong tương lai. Hơn nữa, mẫu xe sở hữu một thiết kế của nhiều năm sau, cũng là ngôn ngữ chủ đạo của hãng trên các sản phẩm, sở hữu trí tuệ trong tương lai.” Trích lời phát biểu của CEO công ty – Tiến sĩ Lance Zhou.
Một loạt những trang bị đỉnh cao có thể liệt kê như bộ phanh gốm – carbon, hệ thống treo của xe đua, và hộp số véc tơ mô-men xoắn của nhà sản xuất. Ngoài ra, bề mặt gia công & hoàn thiện hiệu năng cao của SC2 được tạo nên bởi các tấm ván tái tạo linh hoạt từ sóng siêu âm.
“SC2 chính là thông điệp lạc quan và rõ nét về tương lai của Karma. Chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận thử thách trong quá trình phát triển một mẫu xe mang lại trải nghiệm lái tuyệt đỉnh cho người dùng,” phát biểu từ Giám đốc thiết kế của hãng xe điện Karma – Andreas Thurner.
"Drive and Play" là một công nghệ độc quyền của Karma, áp dụng trên concept SC2, đặc biệt cho phép những người đam mê game hay ô tô có thể “sống lại” những trải nghiệm lái trước đó thông qua một hệ tái tạo giả lập trên chính chiếc xe của họ.
Công nghệ này sử dụng một cụm ba camera HD dưới tấm kính chắn gió và các cảm biến FMCW Lidar, tạo một tầm bao quát 360 độ của chiếc xe trong khi chuyển động, trong môi trường 3D. Sau khi di chuyển, một máy chiếc laser thích ứng của SC2 sẽ tái thiết lập chuyến đi khi xe đang dừng đỗ, khi “chiếc smartphone gắn trong xe sẽ hoạt động như gương chiếc hậu trong khoang cabin; đưa SC2 vào một chế độ lái giả lập, cho phép người dùng có thể trải nghiệm lại hành trình đã qua cũng như rèn luyện kỹ năng lái xe.
Các dữ liệu về hành trình – trải nghiệm cũng có thể được chia sẻ với những người khác trên toàn thế giới chỉ trong khuôn khổ 1 chiếc SC2.
Về ngoại thất chiếc concept, xe sở hữu lớp màu ghi Vapor Grey được sơn thủ công với cánh cửa mở hình cánh chim đã được đăng ký bản quyền, mở dựng lên trên, về phía trước, để lộ tấm trần xe với họa tiết sao tỉ mỉ. Trong khi đó, phần pin 120 kWh bố trí theo hình chữ I được đặt ngay chính giữa, dưới bảng điều khiển và ghế ngồi.
Một công nghệ tiên tiến khác cũng phải kể tới là cảm biến nhận diện khuôn mặt và vân tay để mở cửa xe trong khi bộ ghế ngồi và vô lăng Sinh trắc học đem lại cảm giác thoải mái cũng như hiệu năng điều khiển cao. Hệ thống âm thanh 3D mang lại trải nghiệm riêng biệt cho người lái và những hành khách, kết hợp cùng hệ thống kính điện tử với khả năng tùy chỉnh độ sáng/tối, mang lại sự riêng tư và an toàn cho hành khách.
“Những nét thiết kế táo bạo và các chi tiết trên SC2 đã để lại những dấu ấn đậm nét từ hãng Karma, một sự kết hợp độc đáo giữa công nghệ - hiệu năng – sự cao cấp,” Thurner cho biết thêm. “Chúng tôi đã tự nỗ lực và đặt mục tiêu thiết kế ra một concept siêu xe sẵn sàng “xuống đường”, sử dụng như thành phần chế tạo vốn có của Karma. Giờ đây, thông qua nền tảng mở của Karma, công nghệ trên SC2 có khả năng tích hợp vào bất cứ chiếc xe tương lai nào.”