Khoa học công nghệ, động lực đổi mới và phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long
Cần Thơ ký kết 11 nội dung hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ / Ngày hội tuổi trẻ Cần Thơ đổi mới sáng tạo và hội thi hùng biện tiếng Anh
Tham dự diễn đàn có đại diện các cơ quan chính phủ, bộ, ngành; các cơ quan địa phương; các viện, trường trong nước và quốc tế; các cơ quan ngoại giao; các tổ chức quốc tế; các doanh nghiệp (DN), hiệp hội trong và ngoài nước.
Đây là diễn đàn do Trường Đại học Cần Thơ sáng lập và chủ trì nhằm phối hợp với các đối tác trong và quốc tế để tổ chức triển khai các chuỗi hoạt động quan trọng góp phần phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong bối cảnh mới và hội nhập quốc tế hướng đến tầm nhìn 2045.
Trong đó, Trường Đại học Cần Thơ sẽ chủ trì, kết nối với các đơn vị tổ chức Tọa đàm hàng quý với các chuyên đề khác nhau và Diễn đàn quốc tế về phát triển bền vững ĐBSCL – SDMD định kỳ 2 năm một lần.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại diễn đàn quốc tế về phát triển bền vững vùng ĐBSCL.
Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt vui mừng chào đón nhiều đại biểu quốc tế, trong nước, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp, nhà quản lý tham dự diễn đàn quốc tế lần này. Bộ trưởng Bộ KH&CN đánh giá cao sáng kiến thành lập diễn đàn phát triển bền vững ĐBSCL tầm nhìn 2045 do Trường Đại học Cần Thơ khởi xướng và tin tưởng rằng đây sẽ là diễn đàn kết nối các nhà khoa học, các DN, nhà quản lý các tổ chức trong nước và quốc tế để thảo luận, kiến nghị, thực hiện các giải pháp nhằm đóng góp thiết thực vào mục tiêu phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Trong đó phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là một trong những giải pháp quan trọng có tính chất nền tảng.
Bộ trưởng Bộ KH&CN cho biết, phát triển thị trường khoa học công nghệ vùng ĐBSCL nhằm tạo điều kiện thuận lợi đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào cuộc sống là nhiệm vụ trọng tâm được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cho Bộ KH&CN tập trung thực hiện nhằm đồng bộ thị trường khoa học công nghệ với thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp với quy luật thị trường khoa học công nghệ phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Trưng bày các sản phẩm khoa học công nghệ trong khuôn khổ diễn đàn.
Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, chương trình khoa học công nghệ quy mô lớn, trọng điểm, chuyên ngành, liên vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh, tình hình mới.
Bộ KH&CN mong muốn và tin tưởng rằng, diễn đàn sẽ là nơi tập hợp được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước cùng thảo luận, đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể giải quyết các vấn đề cấp thiết lâu dài để phát triển bền vững vùng ĐBSCL
“ĐBSCL có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia. Phát triển bền vững vùng ĐBSCL là nhiệm vụ chung, cần có sự chung tay của nhiều bộ, ngành và địa phương. Bộ KH&CN tán đồng sáng kiến thành lập diễn đàn phát triển bền vững vùng ĐBSCL tầm nhìn 2045 và cam kết cùng đồng hành triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển vùng ĐBSCL”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận tập trung 5 lĩnh vực chính: phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng ĐBSCL; phát triển nông thôn và thủy sản công nghệ cao vùng ĐBSCL; phát triển kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn; môi trường - tài nguyên thiên nhiên - biến đổi khí hậu và phát triển chuyển đổi số.
Dịp này, Trường Đại học Cần Thơ ký kết hợp tác với nhiều tổ chức, doanh nghiệp, các viện, trường trong nước và quốc tế, đồng thời tổ chức triển lãm trưng các sản phẩm khoa học công nghệ của trường.
Trường cũng đã tổ chức cho các đại biểu tham quan một số mô hình nông nghiệp – công nghiệp – môi trường ở ĐBSCL như Công ty Thủy sản Lộc Kim Chi; hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé tỉnh Kiên Giang và Tập đoàn thủy sản Việt Úc và Điện gió Bạc Liêu…
End of content
Không có tin nào tiếp theo