Khoa học - Công nghệ

Kim quang của nỏ thần rực sáng ngàn năm

DNVN - Kim quang rực sáng của nỏ thần năm xưa đang phần nào được tái hiện trên kinh đô người Việt.

Người phục dựng "nỏ thần" trong truyền thuyết / Nỏ thần của An Dương Vương và Loa Thành 9 vòng ốc là có thật?

Ý nghĩa của cụm từ dành cho nỏ thần An Dương Vương "kim quang linh trảo thần nỏ" đã được kỹ sư Vũ Đình Thanh (người được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền sáng chế ngày 25/8/2022 về mô phỏng nỏ thần An Dương Vương) lý giải, kim quang - ánh sáng rực rỡ từ kim loại chính là quầng sáng của hàng trăm mũi tên đồng Cổ Loa khi được bắn ra khỏi nỏ.

Hàng trăm mũi tên đồng mang màu đồng rực sáng được cùng lúc bắn ra khỏi nỏ đặt ở thành Cổ Loa, tòa thành hình ốc cao như núi Côn Lôn sẽ tạo ra một vầng sáng kim loại rực rỡ nhìn rõ từ rất xa, bay với vận tốc cực lớn vào quân thù với sức mạnh hủy diệt.

Nhờ sức mạnh của nỏ thần cộng thêm sức hút của trái đất với các mũi tên đồng Cổ Loa khi được bắn từ trên cao, với thiết kế đặc biệt triệt tiêu sức cản của không khí, khi tiếp đất tức là khi lao vào kẻ thù.

Nếu bắn hàng trăm mũi tên đồng Cổ Loa sẽ tạo vầng sáng màu kim loại đồng rực rỡ gọi là "kim quang".

Vầng sáng rực rỡ kim loại đó là nỗi kinh hoàng của mọi kẻ thù xâm lăng Âu Lạc. Vầng sáng rực rỡ "kim quang" đó đã bao lần giết chết hàng vạn tên xâm lược nhà Tần, là niềm tự hào của người dân Âu Lạc và đã khiến kẻ thù phải khâm phục. Điều này đã được sử sách của chính kẻ thù ghi lại trong rất nhiều cuốn sách.

Kỹ sư Thanh tìm ra ý nghĩa của cụm từ "kim quang" trong mô tả về nỏ thần xưa "kim quang linh trảo thần nỏ" khi anh đang hiệu chỉnh để bắn trình diễn nỏ thần từ độ cao lớn, cao như thành Cổ Loa xưa.

Khi anh bắn cùng lúc 15 mũi tên đồng mới đúc còn sáng bóng thì thấy xuất hiện ánh sáng lấp lánh dưới nắng mặt trời, từ đó anh liên tưởng đến "kim quang" của nỏ thần năm xưa.

Kỹ sư Thanh lý giải, cha ông ta đã để lại thông điệp ngắn gọn và xúc tích cho con cháu qua cụm từ miêu tả nỏ thần An Dương Vương "kim quang linh trảo thần nỏ". Đó là loại nỏ có vuốt rùa (linh trảo) làm lẫy và khi bắn tạo ra vầng sáng rực rỡ mầu kim loại "kim quang".

Cùng với phát hiện khảo cổ học là các mũi tên đồng Cổ Loa chứng minh rõ ràng truyền thuyết và các ghi chép của sử sách Trung Hoa cổ có thể là có thật: Nỏ Thần An Dương Vương là một cây nỏ rất to, có vuốt rùa làm lẫy nỏ bắn cùng lúc hàng trăm mũi tên đồng tạo ra một vầng sáng rực rỡ "kim quang". Nỏ được bắn từ thành Cổ Loa hình ốc có chín vòng cao như núi Côn Lôn và một lần bắn (hay một lượt bắn) giết vạn quân giặc.

Theo kỹ sư Thanh, việc tìm hiểu về tổ tiên là việc cần phải làm. Nỏ thần cũng được các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu cặn kẽ và với kinh phí lớn và chưa đạt được kết quả.

Sử sách Trung Quốc có ghi chép về loại nỏ bắn bằng ống và các nhà khoa Trung Quốc đã thực nghiệm việc bắn bằng ống và có quay lên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV9).

Các nhà khoa học Trung quốc thử nghiệm bắn đồng loạt các mũi tên bằng ống như nỏ thần nhưng mũi tên bay chỉ 1m. Ảnh chụp màn hình từ CCTV9.

Mũi tên thử nghiệm của họ chỉ bay 1m, tức là rơi ngay trước nỏ trong khi chùm mũi tên của nỏ kỹ sư Thanh cũng bắn bằng ống mà xa hàng trăm mét. Thử nghiệm này đã được nhiều người thực hiện, trong đó có Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh. Chủ tịch Hà Nội đã trải nghiệm bắn hàng chục mũi tên xuyên bia ở khoảng cách 50m, trực tiếp chứng kiến chùm tên bay xa hàng trăm mét.

Sắp tới, kỹ sư Thanh sẽ bắn thử nghiệm các mũi tên xuyên bia ở khoảng cách 120m.

Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm