Khoa học - Công nghệ

Mặt Trời có thể gây dị tật bẩm sinh trên Trái Đất?

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện "mối liên hệ kỳ lạ" giữa các tia vũ trụ với các đột biến tế bào ở người, khiến họ nghi ngờ Mặt Trời có thể gây dị tật bẩm sinh trên Trái Đất.

Bão Mặt Trời - Cơn thịnh nộ phát ra từ 'lò hạt nhân' khổng lồ đáng sợ thế nào? / Câu hỏi 99% người được hỏi không biết đáp án: Mặt Trời có màu gì?

Mặt trời có thể gây dị tật bẩm sinh trên Trái đất?

Ảnh minh họa

Các tia vũ trụ đang trút xuống Trái Đất hàng ngày giống như những trận mưa rào không bao giờ ngớt. Chúng ta có thể nhận biết sự hiện diện của các luồng hạt năng lượng cao này, vốn bắt nguồn từ những cơn bùng nổ của Mặt trời, khi chúng tạo ra cực quang phương Bắc hoặc phá hủy mạng lưới điện trên Trái Đất.

Suốt nhiều năm qua, một loạt nghiên cứu cho biết, với liều lượng cao, những tia vũ trụ này có thể phá hủy vĩnh viễn ADN của người, gây ra dị tật bẩm sinh.

Hiện, một nghiên cứu do Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tài trợ phát hiện, bức xạ từ các cơn bùng nổ của Mặt Trời quá yếu để gây tổn hại cho các tế bào trên Trái Đất. Song nhóm nghiên cứu nói thêm rằng, các tính toán của họ có thể là dữ liệu không chính xác.

Nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Journal of Geophysical Research tập trung vào 2 công trình nghiên cứu khác vốn đều xem xét mối quan hệ giữa các tia vũ trụ với tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở người.

Công trình nghiên cứu đầu tiên có nhan đề "Sự tương đồng giữa các dao động về tuổi thọ của con người với các chu kỳ vệt đen ở Mặt Trời", được hai tác giả David Juckett và Barnett Rosenberg công bố cách đây 20 năm. Họ đã khám phá ra một sự tương quan thú vị giữa mức độ hoạt động của Mặt Trời lúc sinh với tuổi thọ của con người, trong đó sự suy giảm hoạt động của mặt trời dẫn đến tuổi thọ cao con người cao hơn.

 

Công trình nghiên cứu thứ hai của chuyên gia Natalia Belisheva thuộc Viện Khoa học Kola, đã phát hiện một mối liên hệ tương tự giữa các sự cố hạt mặt trời với dị tật bẩm sinh.

"Chúng tôi đã tính toán về cách bức xạ tiếp cận mặt đất và thấy nó quá nhỏ để giải thích được dị tật bẩm sinh trên Trái Đất", Adrian Melott, giáo sư chuyên ngành vật lý - thiên văn thuộc Đại học Kansas (Mỹ), nói.

Ông Mellot ví lượng bức xạ từ các sự cố vũ trụ với việc chụp X-quang của các nha sĩ. Theo ông, cần phải có lượng bức xạ cao hơn gấp 1.000 lần mới có thể gây ra bất kỳ tổn hại lớn nào.

"Chúng tôi có một mâu thuẫn. Các ước tính của chúng tôi ám chỉ, bức xạ trên mặt đất từ các sự cố của Mặt Trời này rất nhỏ. Song, bằng chứng thử nghiệm hé lộ, có thứ gì đó đang tiếp diễn, gây ra dị tật bẩm sinh. Chúng tôi không hiểu điều này. Thứ gì đó mọi người không biết là chỉ dấu của một vấn đề khoa học thú vị", ông Melott nói.

Chuyên gia này nhấn mạnh, dù các tia vũ trụ có thể nguy hiểm hơn suy nghĩ lâu nay, nhưng chúng ta cũng không cần phải lo lắng. Ông cho rằng, nhân loại đang sống chung với chúng và các cơn bão Mặt Trời có thể nguy hiểm hơn đối với những người cư trú ở các vĩ độ cao của Trái Đất.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm