Năm 2018: Hàng loạt hãng xe sang mất doanh số, lo 'cảnh chợ chiều' ở Việt Nam
XE HOT (3/1): Bảng giá xe Mazda tháng 1, những đại gia Việt chi triệu đô chơi siêu xe / Cập nhật bảng giá xe Vespa tháng 1/2019
Theo báo cáo của VAMA, các loại xe sang năm nay có doanh số bán ra giảm mạnh nhất là Land Cruise với chỉ 16 chiếc được đến tay người tiêu dùng, trong khi đó năm 2017 lượng xe này tiêu thụ được khoảng 211 chiếc.
Toyota Land Cruise Prado cũng có doanh số chỉ đạt 377 chiếc, lượng giảm hơn 114 chiếc so với cùng kỳ năm trước.
Lượng tiêu thụ xe sang tại Việt Nam suy giảm rất mạnh bất chấp người giàu Việt không ngừng gia tăng nhanh chóng thời gian gần đây.
Không hơn "hai anh em họ Land Cruise", Lexus - thương hiệu xe sang của Toyota cũng suy giảm doanh số mạnh. Hết năm, cả nước chỉ tiêu thụ được hơn 588 chiếc, giảm hơn 360 chiếc so với cùng kỳ năm trước.
Thương hiệu xe ngoại lắp ráp tại Việt Nam là Mercedes mặc dù năm 2018 có nhiều mẫu, dòng xe ăn khách và được lòng người dùng, song doanh số cũng suy giảm khá mạnh. Cả năm Mercedes chỉ bán được 6.200 chiếc, giảm gần 900 chiếc so với năm 2017. Ford và Mercedes là hai thương hiệu xe lắp ráp trong nước có doanh số suy giảm tại Việt Nam trong năm 2018.
Ở thị trường xe nhập, các dòng xe nhập từ các nước Đức, Nhật, Mỹ và Anh trong năm 2018 cũng bị suy giảm rất mạnh.
Năm 2018, xe sang nhập từ Mỹ ghi nhận giảm sút nghiêm trọng tại Việt Nam. Cụ thể, cả năm chỉ có hơn 895 chiếc xe Mỹ về được Việt Nam, lượng giảm hơn 2.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước. Các dòng xe Mỹ nhập về Việt Nam khá đa dạng từ xe của Mỹ như GM, Cadillac, Ford Explorer đến các dòng Camry, Lexus, Land Cruise của Toyota...
Xe xuất xứ từ Nhật giảm sút nhiều thứ 2 tại Việt Nam năm qua, khi ghi nhận chỉ có hơn 2.000 chiếc được nhập về giảm trên 1.200 chiếc so với cùng kỳ năm trước. Các dòng xe nhập từ Nhật giảm chủ yếu là Lexus, Toyota Camry hay Land Cruise...
Đức là thị trường xe nhập thứ 3 bị tụt lượng nhập xe về Việt Nam, năm 2018 chỉ có hơn 1.000 chiếc xe Đức được nhập về Việt Nam, lượng giảm hơn 500 chiếc so với năm 2017.
Các dòng xe Đức khá đa dạng ở Việt Nam như BMW, Audi, Maybach (Mercedes), Range Rover, Porsche... Ngoài các dòng Mercedes được lắp ráp rộng rãi ở Việt Nam có doanh số cao tại Việt Nam, năm qua hầu hết các thương hiệu xe sang từ Đức nhập khẩu, phân phối tại Việt Nam gặp khó.
BMW dù được Trường Hải - Thaco phân phối trở lại thị trường sau một năm thương hiệu BMW chịu đầy khủng hoảng, song vẫn chưa thực sự hồi phục doanh số tốt. Trong khi đó, các dòng xe khác đều bị tăng giá khá mạnh hồi đầu năm do Thuế Tiêu thụ đặc biệt áp mạnh lên các dòng xe có dung tích xy lanh trên mức 2.5L.
Xe xuất xứ từ Anh dù vốn nhập it về Việt Nam song năm 2018 cũng bị giảm lượng nhập. Cả nước chỉ nhập hơn 422 chiếc, giảm 60 chiếc so với năm 2017. Dòng xe của Anh quốc nổi tiếng tại Việt Nam được biết đến chủ yếu là Jaguar, Rolls Royce...
Theo các chuyên gia về thị trường xe hơi cùng các doanh nghiệp kinh doanh xe, năm 2018 xe sang nhập và lắp ráp trong nước suy giảm doanh số do hai nguyên nhân:
Thứ nhất do thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các dòng xe có dung tích xy lanh trên 2.5L được tăng rất mạnh, khiến xe sang đội giá. Thứ hai là do Nghị định 116 về điều kiện kinh doanh, nhập khẩu và sản xuất xe hơi của Chính phủ và Thông tư 03 của Bộ GTVT có hướng siết chặt các thủ tục nhập khẩu, khiến các dòng xe sang gặp khó về Việt Nam hơn.
Thêm vào đó, nguyên nhân khách quan chính là các dòng xe phổ thông ra đời và xâm nhập vào Việt Nam năm 2018 quá nhiều, khí thị trường xe hơi Việt cạnh tranh quyết liệt, một bộ phận khách hàng có tiền đam mê xe sang đã bị thuyết phục và chuyển sang mua các dòng xe phổ thông hơn, khiến thị phần xe sang ngày càng giảm tại Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam - Czech thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
Chủ tịch FPT: Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi trong lĩnh vực khoa học công nghệ
Đầu tư công nghệ cao để Việt Nam 'cất cánh'
Nghị quyết 57 tạo cú hích cho đầu tư nghiên cứu và phát triển