Khoa học - Công nghệ

Nghiên cứu kết quả phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại TP Đà Nẵng

Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy phục hồi chức năng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cải thiện đáng kể các thông số hô hấp, độ bão hòa oxy khi gắng sức, cải thiện chất lượng sống, tăng khoảng cách đi bộ, giảm mức độ khó thở của bệnh nhân.

Đà Nẵng: Công nghiệp sáng tạo nên phát triển xoay quanh du lịch biển / Ứng dụng AI trong y tế đã ra đời để giảm tải gánh nặng cho các bệnh viện

Tóm tắt:

Phục hồi chức năng hô hấp đóng vai trò quan trọng trong quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(COPD), giúp cải thiện chức năng hô hấp và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân COPD. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại thành phố Đà Nẵng. Xây dựng mô hình phục hồi chức năng hô hấp ở nhóm bệnh nhân này.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bao gồm 51 bênh nhân được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định theo tiêu chuẩn của GOLD 2023 đến khám và điều trị tại Bệnh viện 199 từ tháng 2 năm 2024 đến tháng 10 năm 2024. Chúng tôi dùng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị. Các đối tượng trong nghiên cứu sẽ được hỏi bệnh, khám lâm sàng, đo sp02, đo chức năng hô hấp, đánh giá qua các thang điểm mMRC, CAT, khoảng cách đi bộ 6 phút sau đó hướng dẫn tập phục hồi chức năng và theo dõi quá trình tập trong 8 tuần.

Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 67,8 ± 9,1. Tỷ lệ thừa cân là 21,6% và gầy là 15,7%. Có 68,6% bệnh nhân có tiền sử hút thuốc, chủ yếu là nam giới. Hơn 58,8% bệnh nhân thuộc GOLD 2, 27,5% ở GOLD 3, và chỉ 3,9% ở GOLD 4. Sau can thiệp, các chỉ số FEV1, FEV1/VC, FEV1/FVC, và PEF đều cải thiện có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Mức độ khó thở theo thang điểm mMRC giảm từ 1,41 xuống 1,33; chất lượng cuộc sống theo thang điểm CAT cải thiện rõ rệt, và khoảng cách đi bộ tăng trung bình 33,59m, trong đó 21,6% bệnh nhân cải thiện khoảng cách trên 50m. Chương trình phục hồi chức năng hô hấp 8 tuần với 1buổi tư vấn trực tiếp, 8 buổi tập online có hướng dẫn của ký thuật viên và 16 buổi tự tập được bệnh nhân lựa chọn và tuân thủ nhiều nhất, cải thiện đáng kể chất lượng sống cho bệnh nhân.

Kết luận: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy phục hồi chức năng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cải thiện đáng kể các thông số hô hấp, độ bão hòa oxy khi gắng sức, cải thiện chất lượng sống, tăng khoảng cách đi bộ, giảm mức độ khó thở của bệnh nhân.

nghien cuu f

Đặt vấn đề

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn được viết tắt là COPD - Chronic Obstructive Pulmonary là bệnh lý hô hấp mạn tính ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay. Theo thống kê của WHO cho thấy, mỗi năm toàn cầu có 350 triệu người được phát hiện mắc COPD cũng là nguyên nhân thứ 3 tử vong trong các tác nhân gây tử vong và đứng thứ 5 về gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Nhóm nghiên cứu củaHội Hô hấp Châu Á Thái Bình Dươngđã thống kê tần suất COPD trung bình và nặng của người Việt Nam trên 35 tuổi là 6,7%, ở mức cao nhất khu vực. Đồng thời, theo một nghiên cứu khác, Việt Nam là nước có tần suất COPD là 9,4%, có xu hướng tiếp tục tăng cao do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường gia tăng.Theo dự đoán, COPD sẽ là gánh nặng lớn về nguồn lực kinh tế để chăm sóc sức khoẻ trong vài thập kỷ tới. So với các bệnh hô hấp thông thường khác như hen, viêm phổi, lao phổi thì COPD có chi phí điều trị cao hơn.

Ngư­ời bệnh bị tàn phế về hô hấp thư­ờng bị lệ thuộc, kém vận động, kém giao tiếp và thay đổi khí chất, chất l­ượng cuộc sống bị ảnh hưởng trầm trọng. Theo quan điểm hiện nay COPD không còn đư­ợc xem là bệnh hô hấp đơn thuần mà đư­ợc xem là bệnh toàn thân .Vì vậy chăm sóc bệnh nhân COPD giai đoạn ổn định để cải thiện chất lượng sống đồng thời hạn chế các đợt cấp là rất cần thiết. Điều trị COPD trong giai đoạn ổn định đã được GOLD nêu rõ bao gồm sự kết hợp giữa điều trị dùng thuốc và điều trị không dùng thuốc. Điều trị không dùng thuốc là chương trình phối hợp cai nghiện thuốc lá và phục hồi chức năng, đã được nghiên cứu và áp dụng nhiều nơi trên thế giới và đem lại kết quả rất khả quan.

Năm 2015 Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” đã được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước, năm 2023 bộ y tế lại cập nhật ban hành hướng dẫn điều trị trong đó nhắc lại vai trò của phục hồi chức năng trong điều trị và kiểm soát bệnh. Theo báo cáo GOLD 2020 nhấn mạnh về vai trò nổi bật của vật lý trị liệu–phục hồi chức năng bao gồm liệu pháp tập thở và vận động trong quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Tuy nhiên việc phục hồi chức năng hô hấp tại các bệnh viện còn chưa được chú trọng. Vật lý trị liệu lồng ngực và phục hồi chức hô hấp ở Việt Nam còn chưa được quan tâm đúng mức kể cả nghiên cứu và thực hành lâm sàng cũng như việc giảng dạy trong các trường y trên cả nước, tài liệu tham khảo và các giáo trình về phục hồi chức năng hô hấp còn chưa phong phú. Tại thành phố Đà Nẵng cũng chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả điều trị của chương trình phục hồi chức năng hô hấp, chăm sóc bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Quy trình tập, các hướng dẫn bệnh nhân về kiến thức thói quen cũng cần được chỉnh sửa sao cho phù hợp và hiệu quả. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại thành phố Đà Nẵng từ đó xây dựng quy trình phục hồi chức năng hô hấp ở đối tượng bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn bệnh: những bênh nhân được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định theo tiêu chuẩn của GOLD 2023 đến khám và điều trị tại Bệnh viện 199 từ tháng 2 năm 2024 đến tháng 10 năm 2024.

Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân được chẩn đoán hen phế quản, suy hô hấp cấp, bệnh lý tim mạch (cao huyết áp không kiểm soát được, cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim), bệnh nhân đang trong đợt cấp COPD hay có tràn khí màng phổi, tắc mạch phổi. không có khả năng hợp tác thực hiện chương trình như khó nhận thức, khó giao tiếp do thính lực, thị lực kém, bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu, không thực hiện đúng, đủ các bài tập theo chỉ định.Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị.

Cỡ mẫu và chọn mẫu: Chọn toàn bộ bệnh nhân tới khám đạt tiêu chuẩn lựa chọn. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 51 bệnh nhân được lựa chọn thuận tiện.Công cụ thu thập số liệu: sau khi được chọn vào nghiên cứu, các đối tượng sẽ được thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử, bệnh sử, đo mạch, huyết áp, chiều cao, cân nặng, SPo2, đánh giá tình trạng hô hấp qua các test đi bộ 6 phút, thang điểm CAT, thang điểm mMRC, Đo chức năng hô hấp bằng máy koko của nhà sản xuất nSpire Heltht, ghi nhận các thông số vào protocolsau đó thực hiện chương trình PHCN 8 tuần ghi nhận lại các thông số.

Chỉ số nghiên cứu: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, BMI, hút thuốc lá, bệnh lý kèm, số lần xuất hiện đợt cấp trong năm, điểm CAT, điểm mMARC, SP02, khoảng cách đi bộ 6 phút, FEV1, VC, FVC, FEV1/VC, FEV1/FVC.

Thu thập và xử lý số liệu: Các số liệu được thu thập và xử lý theo phần mềm SPSS 20.0. Các biến liên tục được mô tả dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, và dưới dạng tần số và tỷ lệ phần trăm đối với các biến phân loại. Kiểm định Pearson Chi-square and Fisher’s exact test được sử dụng, giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.

Kết quả và bàn luận

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

Bảng 1: Đặc điểm nhóm nghiên cứu theo tuổi và giới (N = 51)

nghien cuu

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình là 67,8 ± 9,1, tuổi lớn nhất là 90 tuổi, nhỏ nhất là 47 tuổi. Nhóm tuổi hay gặp nhất từ 60 – 69 tuổi (39,2%), nhóm ít gặp là 40 – 49 tuổi (2%). Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của một số tác giả:Trần Hoàng Thành và Hoàng Đức Bách là 67,48 ± 8,79 và Phan Thị Hạnh 68 ± 9,7. Tỷ lệ nam giới nhiều hơn là hợp lý do nam giới tiếp xúc cá yếu tố nguy cơ nhiều hơn. So sánh với kết quả nghiên cứu của Takashi Motegi và cộng sự (2013) tuổi trung bình là 71 [54] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Điều này có thể giải thích về điều kiện kinh tế trong nước còn thấp và sự hiểu biết của bệnh nhân về bệnh còn hạn chế và tuổi thọ trung bình của người Việt Nam còn thấp so với các nước phát triển.

nghien cuu 1

Nhận xét: Còn có 17,6% bệnh nhân thừa cân và 5,9% bệnh nhân béo phì.15,7% bệnh nhân suy dinh dưỡng. Cân nặng ảnh hưởng nhiều đến chức năng hô hấp của bệnh nhân, người bênh thừa cân hay suy dinh dường đều cần phải khắc phục ngay.

nghien cuu2

Nhận xét: Có tới 68,6% bệnh nhân có hút thuốc và 19,6 bệnh nhân còn đang hút thuốc. Có sự khác biệt rõ giữa tỷ lệ hút thuốc ở nam và nữ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần giống với nghiên cứu các tác giả: Hoàng Đình Hải tỷ lệ hút thuốc lá là (95,7%). Kết quả nghiên cứu của Trevo T Hansen có 95% hút thuốc và thông thường hút > 20 bao/năm. Như vậy, có thể nói phần lớn bệnh nhân có tiền sử hút thuốc và hút thuốc là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến BPTNMT. Từ đó sau việc điều trị đợt cấp BPTNMT thì điều trị dự phòng, tư vấn cai thuốc lá, thuốc lào cần được quan tâm chú trọng hơn.

nghien cuu3

Nhận xét: Phân loại mức độ nặng của bệnh dựa vào thể tích thở ra tối đa trong giai đoạn đầu tiên (FEV1), giúp theo dõi kết quả điều trị, tiến triển và tiên lượng bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 51 bệnh nhân được đo chức năng hô hấp thì số bệnh nhân giai đoạn GOLD 2 chiếm tỷ lệ cao nhất 58,8%, tiếp đến là giai đoạn GOLD 3 27,5%, chỉ có 3,9% ở giai đoạn GOLD 4. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu của các tác giả: Hà Thị Tuyết Trinh (2015) giai đoạn (3,4) chiếm (86,4%), Nguyễn Hương Giang (2012) giai đoạn (3, 4) chiếm (84,3%). Điều này hợp lý vì chúng tôi đánh giá bệnh nhân ở giai đoạn ổn định còn các nghiên cứu thường đánh giá bệnh nhân ở giai đoạn cấp. Tuy nhiên điểm chung là kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước, đa số bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn muộn, giai đoạn (1, 2) rất ít ngay cả trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân không trong đợt cấp thì giai đoạn 3,4 cũng chiếm tỷ lệ cao 31,4%. Do vậy công tác phát hiện bệnh sớm, quản lý người bệnh ngay từ đầu khi còn ở giai đoạn nhẹ thì kết quả điều trị sẽ tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi đánh giá nguy cơ đợt cấp thì nhóm E chiếm tỷ lệ cũng rất cao 62,7%.

nghien cuu4

Nhận xét: Theo thang điểm mMRC tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm điểm 1 khó thở khi đi nhanh trên đường hay đi lên dốc chiếm tỷ lệ cao 64,7 %. Số bệnh nhân phải dừng lại để thở và đi chậm hơn người cùng tuổi, phải dừng lại để thở khi đi bộ khoảng 100m hay vài phút trên đường bằng chiếm tỷ lệ 29,4%. Điều này cho thấy COPD ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Một thang điểm nữa mà chúng tôi dùng để đánh giá ảnh hưởng của bệnh lên cuộc sống hàng ngày là thang điểm CAT. Theo nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân được xác định bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe của họ chiếm tỷ lệ 64,7%. Có 5.9% bệnh nhân xác định bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và có 3,9% bệnh nhân được xác định bệnh ảnh hưởng nặng đến sức khỏe.Việc cải thiện các chỉ số để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân là vấn đề vô cùng cần thiết.

nghien cuu a

Nhận xét: Theo bảng 3.9 các chỉ số FEV1, FEV1/VC, FEV1/FVC, PEF trung bình của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi trước và sau can thiệp PHCNHH đều có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước từ đó khẳng định giá trị của PHCNHH trong điều trị và quản lý bệnh là rất cần thiết.

nghien cuu b

Nhận xét: Trung bình điểm MRC trước can thiệp là 1,41 sau can thiệp đã cải thiện lên mức 1,33. Ta thấy rõ sự cải thiện tình trạng khó thở sau can thiệp PHCNHH 8 tuần theo thang điểm mMRC. Có sự cải thiện về điểm số của các bệnh nhân, một số bệnh nhân đã cải thiện tình trạng đi chậm hơn người cùng lứa tuổi và khi đi bộ nhiều hơn 100m phải dừng lại để thở. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Ries, Strijbos ghi nhận tỷ lệ giảm mức độ khó thở MRC ở nhóm can thiệp sau 8 tuần so với lúc bắt đầu là rõ rệt và khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

nghien cuu c

Nhận xét: Đánh giá kết quả đo lường chất lượng cuộc sống - sức khỏe theo thang điểm CAT bảng 3.14 cho chúng ta thấy sự khác biệt cải thiện có ý nghĩa thống kê ở các nhóm. Nhóm bệnh

nghien cuu d

Nhận xét: Ở tất cả các gai đoạn trung bình SP02 đều tăng hơn 1% và trung bình tất cả các giai đoạn tăng 1,16%. Kết quả của chúng tôi tương tự như kết quả của nghiên cứu phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính qua chương trình phối hợp của Đỗ thị tường Oanh. Điều này hoàn toàn hợp lý vì những bệnh nhân tham gia PHCNHH đều được hướng dẫn cụ thể và chi tiết kỹ thuật thở (thở chúm môi, thở cơ hoành...) về lý thuyết lẫn thực hành và các phương pháp tập luyện làm tăng cường sức mạnh của cơ bắp đồng thời luôn được khuyến khích ứng dụng các kỹ thuật này bất kỳ lúc nào phải gắng sức hay cảm thấy khó thở, nhờ vậy ít khi bị giảm ôxy máu khi gắng sức.

nghien cuu e

Nhận xét: Trung bình khoảng cách đi bộ của nhóm nghiên cứu tăng 33,59m. Nhìn vào bảng 9 ta thấy hiệu quả của PHCNHH trên khoảng cách trung bình đi bộ 6 phút trước và sau can thiệp PHCNHH theo giai đoạn của bệnh có những thay đổi rõ rệt. Đa số ở các giai đoạn trung bình khoảng cách đi bộ đều tăng lên hơn 30m tuy nhiên ở các giai đoạn thì chưa có sự khác biệt rõ rệt. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả thấp hơn nghiên cứu của Lacasse Y trên 14 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả của chương trình PHCNHH cho thấy khoảng cách đi bộ 6 phút cải thiện 75,7m, đạt được sự cải thiện có ý nghĩa lâm sàng. Có thể do việc giám sát thực hiện tập luyện của chúng tôi còn chưa chặt chẽ nên cải thiện chưa cao hoặc tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn trung bình và nặng nhiều nên cải thiệt chậm hơn ở nước ngoài tập PHCN được thực hiện rất sớm. . Ở bảng 10 tỷ lệ bệnh nhân có khoảng cách đi bộ tăng trên 50m cũng chiếm tỷ lệ rất cao 21,6%, khẳ năng là nhóm bệnh nhân này tập PHCN ở nhưng giai đoạn bệnh sớm hơn. Tuy nhiên việc cải thiện khoảng cách đi bộ này đã chứng minh hiệu quả rõ rết của PHCNHH.

Đa số các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều lựa chọn việc tập online ở nhà hơn đến viện vì điều kiện đi lại và sự chờ đợi khi bệnh viện quá tải bệnh nhân và kỹ thuật viên cũng đồng tình ví tập onlin sẽ dễ bố trí thời gian và tập được nhiều bệnh nhân hơn. Bệnh nhân sẽ tuân thủ chương trình tập hơn như vậy hiệu quả sẽ đạt được tốt hơn.

Kết luận

Qua nghiên cứu 51 bệnh nhân COPD tahm gia chương trình PHCNHH chúng tôi nhận thấy:

- Tuổi trung bình của bệnh nhân là 67,8 ± 9,1. Tỷ lệ thừa cân là 21,6% và gầy là 15,7%. Có 68,6% bệnh nhân có tiền sử hút thuốc, chủ yếu là nam giới.

- Hơn 58,8% bệnh nhân thuộc GOLD 2, 27,5% ở GOLD 3, và chỉ 3,9% ở GOLD 4 và đánh giá nguy cơ đợt cấp thì nhóm E chiếm tỷ lệ cũng rất cao 62,7%.

- Sau can thiệp, các chỉ số FEV1, FEV1/VC, FEV1/FVC, và PEF đều cải thiện có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Mức độ khó thở theo thang điểm mMRC giảm từ 1,41 xuống 1,33; chất lượng cuộc sống theo thang điểm CAT cải thiện rõ rệt, và khoảng cách đi bộ tăng trung bình 33,59m, trong đó 21,6% bệnh nhân cải thiện khoảng cách trên 50m.

- Chương trình phục hồi chức năng hô hấp 8 tuần với 1buổi tư vấn trực tiếp, 8 buổi tập online có hướng dẫn của ký thuật viên và 16 buổi tự tập được bệnh nhân lựa chọn và tuân thủ nhiều nhất, cải thiện đáng kể chất lượng sống cho bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2023). Quyết định 2866/QĐ- BYT ngày 04/07/2023 “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”

2. Ngô Quý Châu (2011). Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 45

3. Đoàn Thị Hằng (2015). Đánh giá thang điểm BOME trên các bệnh nhân BPTNMT tại trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Nội trú, Đại học Y Hà Nội

4. Nguyễn Ngọc Huyền (2020). Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽ mạn tính tại Thái Nguyên, Tạp chí khoa học và công nghệ,15 (01),tr.171-176

5. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2019). Sự thay đổi mức độ khó thở của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau hướng dẫn tập thở, Y học thực hành, 1098 (5), tr.22-24

6. Phạm Thị Bích Ngọc, Vũ Thị Là, Lê Văn Cường (2020). Thực trạng thực hành tập thở của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Y học thực hành, 1136 (6), tr.70-73, Nhà xuất bản y học, tr 170 – 175.

7. Mai Thị Hồng Vân và cộng sự (2021). Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng hô hấp trên bệnh nhân hậu covid tại Trung tâm Hồi sức Tích cực Bệnh viện Trung Ương Huế tại TP Hồ Chí Minh năm 2021, Tạp chí y học lâm sàng bệnh viện trung ương Huế, 6(16),29-32

8. Alicja Mi ´nko, Agnieszka Turo ´n, Skrzypi ´nska, et al (2023). Effects of Comprehensive Rehabilitation on Pulmonary Function in Patients Recovering from COVID-19, Internation Journal ò Environmental research and puplic health

9. Beier J, Kirsten AM, Mro’z R, Segarra R, Chuecos F, Caracta C, Gil EG. Effiacy and safety of aclidinium bromide compared with placebo and tiotropium in patients with moderate-to-severe chronic obstructive pulmonary disease: results from a 6-week, randomized, controlled Phase IIIb study. COPD 2013 Aug; 10(4):511-22.

10. Echevarria C, Steer J, Wason J, Bourke S. Oxygen therapy and inpatient mortality in COPD exacerbation. Emergency medicine journal : EMJ. Mar 2021;38(3):170-177

11. GOLD (2023), Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of COPD, 2023 GOLD report

12. Pelli BR, Fabbri LM, Aaron SD, et al. An Updated Definition and Severity Classification of COPD Exacerbations: The Rome Proposal. Am J Respir Crit Care Med 2021. Articles in Press. Published September 27, 2021 as 10.1164/rccm.2021, pg. 1808-1819

Nhóm tác giả: Trần Nam Chung, Võ Thị Hồng Hướng, Nguyễn Thị Yến, Đặng Thị Xuân Lành

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm