Ngoại giao khoa học: 'Quyền lực mềm' toàn cầu hoá
ICISE lập tủ sách cộng đồng, mang khoa học đến gần hơn với công chúng / Bình Định: Nhiều doanh nghiệp lập quỹ phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
AI “không kém” năng lượng hạt nhân
Từ Pháp, GS Trần Thanh Vân – Chủ tịch Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam, Giám đốc Trung tâm ICISE mới đây đã có bài chia sẻ trực tuyến trong phiên khai mạc Trường Khoa học vì Hòa bình 2025 do Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Trung tâm Toàn cầu King Hamad về Chung sống Hòa bình (KHGC) và Trung tâm Ánh sáng Synchrotron cho Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng ở Trung Đông (SESAME) phối hợp tổ chức tại SESAME (Jordan).
GS Trần Thanh Vân chia sẻ trực tuyến trong phiên khai mạc Trường Khoa học vì Hòa bình 2025 tại SESAME (Jordan)
Bàn về chủ đề của Trường mùa Xuân tại SESAME "Tìm hiểu về Trí tuệ Nhân tạo (AI) và tác động của nó đến công việc nghị viện: AI, ý thức và đạo đức của con người", GS Trần Thanh Vân đánh giá, ngày nay, chúng ta đang chứng kiến một cuộc cách mạng mới: cuộc cách mạng AI. Tác động của nó có thể sâu sắc không kém năng lượng hạt nhân.
“AI mang lại tiềm năng to lớn nhưng cũng đặt ra những thách thức về đạo đức, pháp lý và xã hội. Trong bối cảnh này, các nghị sĩ có vai trò then chốt: họ phải xây dựng khung pháp lý và đạo đức để bảo đảm AI phục vụ con người và lợi ích chung của nhân loại”, GS Trần Thanh Vân nhấn mạnh.
Với tầm quan trọng đó, Trường Khoa học vì Hoà Bình 2025 được dành riêng cho chủ đề Khoa học và AI, bao gồm ba cột mốc: Trường mùa Xuân tại SESAME; Hội nghị liên nghị viện mùa Thu tại ICISE và sự kiện cấp cao tại Bahrain vào tháng 12.
TS Trần Thanh Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm ICISE, giới thiệu với bạn bè quốc tế về ICISE trong khuôn khổ Trường Khoa học vì Hòa bình tại Jordan.
Các chương trình nghị sự tập trung vào việc khám phá các khuôn khổ toàn cầu và các cách tiếp cận đa phương đối với quản trị AI, các khía cạnh lý thuyết và ứng dụng của AI trong công việc nghị viện, cũng như vai trò của AI trong việc thúc đẩy sự chung sống hòa bình.
Cũng theo GS Trần Thanh Vân, là đối tác của IPU trong việc tổ chức các hoạt động thuộc chương trình Khoa học vì Hoà bình giai đoạn 2025 - 2030, Trung tâm ICISE (Bình Định, Việt Nam) sẽ là nơi diễn ra Hội nghị liên nghị viện mùa Thu, từ ngày 9-12/9. Đây sẽ là diễn đàn đối thoại, trao đổi giữa các nhà khoa học và các nghị sĩ xoay quanh chủ đề Khoa học và AI.
Ngoại giao khoa học: "Quyền lực mềm" toàn cầu hoá
Bên cạnh chủ đề AI, trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam đánh giá Trường Khoa học vì Hòa bình là một sáng kiến mạnh mẽ, vô cùng cần thiết trong một thế giới đang cần xây cầu nối thay vì dựng tường ngăn cách.
Giáo sư Nobel Gerard 't Hooft dự sự kiện khoa học quốc tế tại Trung tâm ICISE và được mời gắn biển tên Đại lộ Khoa học - tuyến đường kết nối Quốc lộ 1D vào Khu đô thị Khoa học và Giáo dục Quy Hoà.
Ông cũng khẳng định, Trung tâm ICISE không chỉ là một trung tâm khoa học. Nơi đây còn là nền tảng toàn cầu thúc đẩy sự xuất hiện của thế hệ nhà khoa học, nhà giáo dục và nhà hoạch định chính sách mới từ Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. ICISE luôn tích cực thúc đẩy ngoại giao khoa học – yếu tố thiết yếu cho hợp tác toàn cầu.
GS Trần Thanh Vân cho rằng, ngoại giao khoa học là sự giao thoa giữa hai lĩnh vực tưởng chừng không liên quan: khoa học và ngoại giao. Ở đó, khoa học không chỉ bó hẹp trong phòng thí nghiệm hay giảng đường mà còn trở thành công cụ hỗ trợ hoạch định chính sách, là nhịp cầu kết nối giữa các quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều mối đe dọa xuyên biên giới.
Ngoại giao khoa học gồm ba khía cạnh chính. Đó là khoa học phục vụ ngoại giao: cung cấp bằng chứng, cơ sở khoa học để hỗ trợ cho việc ra quyết định chính sách đối ngoại. Ngoại giao phục vụ khoa học: tận dụng các mối quan hệ ngoại giao để tạo điều kiện cho hợp tác nghiên cứu quốc tế, chia sẻ dữ liệu, tiếp cận công nghệ. Hợp tác khoa học như công cụ ngoại giao: duy trì quan hệ giữa các quốc gia thông qua các dự án nghiên cứu chung, ngay cả trong bối cảnh có xung đột chính trị.
Tổng Bí thư Tô Lâm khi còn là Bộ trưởng Bộ Công an đã đến thăm Trung tâm ICISE.
“Ngoại giao khoa học – một hình thức ‘ngoại giao mềm’ nhưng đầy uy lực trong thời đại toàn cầu hóa rất phù hợp với định hướng chiến lược của Việt Nam. Khi gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh khát vọng phát triển đất nước dựa trên nền tảng khoa học, đổi mới sáng tạo và trí tuệ nhân tạo như một động lực then chốt”, GS Trần Thanh Vân khẳng định.
ICISE – không gian giao thoa của trí tuệ và nhân văn Được sáng lập bởi GS Trần Thanh Vân – một nhà vật lý lý thuyết người Pháp gốc Việt với khát vọng mang khoa học về với quê hương, Trung tâm ICISE từ khi ra đời đến nay đã trở thành điểm đến lý tưởng cho các hội nghị khoa học quốc tế chất lượng cao. Nơi đây đã trở thành một trung tâm uy tín được công nhận, với hơn 16.500 nhà khoa học đến từ hơn 60 quốc gia, trong đó có 18 Giáo sư Nobel và hàng trăm nhà khoa học danh tiếng khác. Điều đặc biệt ở ICISE không chỉ nằm ở kiến trúc độc đáo, cảnh quan hữu tình giữa núi và biển, mà còn nằm ở triết lý nhân văn sâu sắc: khoa học không chỉ phục vụ tri thức, mà còn phục vụ con người, kết nối con người và vì con người. Trong một thế giới đầy biến động, ICISE như một ngọn hải đăng của hy vọng – nơi mà khoa học trở thành ngôn ngữ phổ quát của hòa bình. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Ngoại giao khoa học: 'Quyền lực mềm' toàn cầu hoá
Chúc mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5
Giải pháp công nghệ tiên phong cho tương lai bền vững
Công cụ chỉnh sửa gen mới mở ra triển vọng điều trị hàng loạt rối loạn di truyền
Khơi thông tiềm lực khoa học công nghệ vì phát triển bền vững

Doanh nghiệp trình diễn hệ sinh thái AI tại hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết 68