Ôtô nhập khẩu từ Indonesia ồ ạt vào Việt Nam, giá chỉ khoảng 250 triệu đồng/chiếc
Khám phá siêu xe Mercedes-Maybach S phiên bản đắt nhất / Bí quyết sở hữu xe sang VinFast với chi phí thấp không tưởng
>> DÒNG BÀI HOT: BẢNG GIÁ XE
Tổng cục Hải quan vừa công bố tình hình nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào thị trường Việt Nam trong tháng 7. Theo đó, mặc dùvẫn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, tuy nhiên, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam đã tăng lên đáng kể.
Cụ thể, cả nước nhập khẩu 4.760 ô tô nguyên chiếc các loại, với tổng kim ngạch 107,7 triệu USD, tăng 34% về sản lượng và 10% về kim ngạch so với tháng 6.
Về thị trường, Thái Lan và Indonesia là 2 thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam với tổng kim ngạch nhập khẩu lên đến 76% tổng lượng xe nhập khẩu cả nước trong tháng 7.
Cụ thể, số lượng xe nhập từ Thái Lan trong tháng 6 là 1.743 xe, sang tháng 7 đã tăng lên mức 2.324 xe, tăng 33,3%, tổng kim ngạch gần 38 triệu USD. Tiếp sau đó là Indonesia với 1.302 xe, tăng 664 xe (100,04%) so với tháng 6, kim ngạch hơn 14 triệu USD.
Một số thị trường nhập khẩu lớn khác trong tháng 7 như: Trung Quốc 719 xe, kim ngạch 27,2 triệu USD; Hàn Quốc 121 xe, kim ngạch 8,66 triệu USD; Nhật Bản 80 xe, kim ngạch gần 3,4 triệu USD…
Về giá trị nhập khẩu trung bình, xe nhập từ Indonesia có mức giá thấp nhất, đạt khoảng 250 triệu đồng, trong khi đó, giá xe nhập từ Thái Lan tương đương 377 triệu đồng.
Ấn Độ tiếp tục là quốc gia có lượng xe nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 7 này khá thấp. Cả tháng 7, chỉ có 3 chiếc ô tô nhập về Việt Nam với kim ngạch 1,5 triệu USD, tương đương 500.000 USD/chiếc (khoảng 11,58 tỷ đồng), tăng mạnh so với mức trung bình là 181.061 USD (khoảng 4,1 tỷ đồng) hồi tháng 6 vừa qua.
Trong tháng 7/2020 có 346,8 triệu USD linh kiện và phụ tùng ô tô các loại được các doanh nghiệp nhập khẩu vào nước ta, tăng mạnh so với mức 279 triệu USD của tháng 6/2020. Một số thị trường nhập khẩu chính phải kể đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan...
Về chất lượng xe ô tô nhập khẩu, người tiêu dùng Việt thường có tâm lý chung là xe nhập khẩu có chất lượng tốt hơn so với xe lắp ráp trong nước. Đây không hẳn chỉ là do tâm lý sính ngoại mà thực chất, xe nhập khẩu rõ ràng có những ưu điểm nổi trội hơn.
>> Xem thêm: Bán ôtô kiểu bia kèm lạc sắp hết thời tại Việt Nam?
Cụ thể, xe nhập khẩu được đánh giá là chất lượng tốt do được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, thợ tay nghề cao, tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt, toàn bộ quy trình lắp ráp đều được thực hiện bằng robot, đảm bảo độ chính xác cao hơn. Để được xuất xưởng, xe phải đáp ứng tiêu chuẩn cao, khắt khe hơn.
>> Xem thêm: Bắt bệnh ôtô qua màu sắc khí thải
Không chỉ vậy, các tính năng an toàn hơn, được chứng nhận và kiểm định chất lượng nên đảm bảo mang lại trải nghiệm thú vị hơn, thuận tiện và an toàn hơn cho người lái lẫn hành khách. Xe nhập cũng thường được đánh giá cao hơn về cảm giác lái và khả năng cách âm.
Ngoài ra, dòng xe này cũng được đánh giá là có thiết kế sang trọng, hiện đại hơn, tùy chọn màu sắc đa dạng hơn.
>> Xem thêm: Hyundai Santa Fe thống trị phân khúc SUV 7 chỗ, 'đè bẹp' Ford Everest, Mazda CX-8 trong tháng 7/2020
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã kể trên, xe nhập khẩu cũng có một số nhược điểm như ùng một phiên bản, thương hiệu nhưng xe nhập khẩu có giá cao hơn so với xe lắp ráp do phải chịu thuế xuất nhập khẩu.Một số dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc, đặc biệt là các dòng xe hạng sang có thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc bảo hành, bảo dưỡng do mạng lưới các trung tâm bảo hành chưa được phủ rộng, việc tìm mua linh kiện thay thế cũng không được thuận tiện bằng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo