Streaming khiến ngành công nghiệp âm nhạc "nằm trong tay" các thị trường mới nổi
'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Sức mạnh của các nền tảng âm nhạc sẽ ngang ngửa với mạng xã hội
Hoạt động kinh doanh âm nhạc theo hình thức thu âm truyền thống là bán băng, đĩa và thường các thị trường quan trọng nhất không phải là những thị trường đông dân nhất mà là giàu có nhất. Trong suốt cuối thế kỷ 20, hoạt động kinh doanh âm nhạc truyền thống như thế này đã “phất” lên ở những thị trường như Bắc Mỹ, Châu Âu và một số thị trường khác. Đây là lý do tại sao Nhật Bản trở thành thị trường âm nhạc châu Á lớn nhất, chứ không phải Trung Quốc.
Tuy nhiên, kinh doanh âm nhạc ngày nay đã khác.Âm nhạc phát trực tuyến có thể kiếm tiền từ những thị trường đông dân, có quy mô khán giả lớn và ở các thị trường có GDP bình quân đầu người thấp hơn.
Quy mô dân số đột nhiên trở nên quan trọng đối với thị trường âm nhạc. Và vì thế, những thị trường mới nổi trở thành nơi có lượng khán giả âm nhạc lớn nhất thế giới. Những thị trường mới nổi có cơ hội phát triển âm nhạc và được đầu tư mạnh mẽ. Sự thay đổi này sẽ kéo theo sự thay đổi của thị trường âm nhạc, mà cụ thể hơn là cách các hãng thu âm phương Tây hoạt động, thách thức quan niệm về các siêu sao toàn cầu.
Trong mô hình cũ, thiếu "khả năng xuất khẩu" có nghĩa là không có thỏa thuận thu âm với các hãng kinh doanh âm nhạc. Nhưng streaming phát nhạc trực tuyến đã thay đổi điều đó.
Sự thịnh vượng thúc đẩy sự thịnh vượng. Nơi nào doanh số bán âm nhạc tốt, doanh nghiệp âm nhạc nơi đó cũng làm ăn tốt. Ngành kinh doanh âm nhạc từng hoạt động tốt nhất ở Mỹ, cũng như ở ở các thị trường nói tiếng Anh lớn khác. Các quốc gia này cũng được hưởng lợi từ việc tiếng Anh là ngôn ngữ âm nhạc có thể xuất khẩu nhiều nhất. Vào đầu những năm 2000, trong số 10 thị trường âm nhạc hàng đầu (không tính Mỹ), chỉ có ở Nhật Bản và Pháp thì các tiết mục trong nước mới chiếm hơn một nửa doanh số, còn lại đều là các thị trường nói tiếng Anh. Các tiết mục âm nhạc Anglo-American thống trị thị trường âm nhạc toàn cầu và đang mở rộng phạm vi hoạt động. Hầu hết các quốc gia trên toàn cầu đều chứng kiến tỷ lệ tiết mục âm nhạc trong nước giảm dần theo từng năm khi chúng ta bước vào thiên niên kỷ mới.
Xu thế này đồng nghĩa với việc thị trường địa phương kinh doanh khó khăn hơn, nhưng đồng thời nó cũng tạo nhiều cơ hội cho nhiều người trở thành các siêu sao quốc tế. Tuy vậy, vi phạm bản quyền luôn là một “bóng ma” của ngành công nghiệp âm nhạc.
Âm nhạc trong nước của nhiều quốc gia như “gặp hạn”. Chẳng hạn, ở Tây Ban Nha, cách tốt nhất để theo dõi các nghệ sĩ trong nước là bảng xếp hạng ‘la manta’ - nghĩa là bảng xếp hạng những băng, đĩa bán chạy của những người bán hàng rong, họ bán đầy đĩa CD giả. Điều này phản ánh tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan trong âm nhạc thu âm.
Nhưng rồi thời đại phát nhạc trực tuyến đến. Các nghệ sĩ đột nhiên có thể tìm thấy khán giả của họ theo những cách trước đó họ không thể hình dung nổi. Ở các quốc gia rộng lớn về mặt địa lý như Ấn Độ và Brazil, lưu diễn trong nước không phải là lựa chọn thực tế đối với hầu hết các nghệ sĩ, vì vậy việc phát trực tuyến cho phép họ tiếp cận khán giả khắp nơi trong nước, và tất nhiên, xa cả ra nước ngoài.
Streaming âm nhạc: Cơ hội cho thị trường mới nổi
Tác động văn hóa của xu hướng phát nhạc trực tuyến lần đầu tiên thực sự diễn ra trên quy mô lớn là ở châuÂu, với các bản nhạc rap của Đức, Hà Lan và Pháp nhanh chóng nổi lên và được yêu thích rộng rãi trong nước nhưng hiếm khi xuất khẩu. Trong mô hình cũ, thiếu "khả năng xuất khẩu" có nghĩa là không có thỏa thuận thu âm với các hãng kinh doanh âm nhạc. Nhưng streaming phát nhạc trực tuyến đã thay đổi điều đó. Một cột mốc đáng kể vào thời gian đầu của streaming là sự trỗi dậy của âm nhạc Mỹ Latinh, đặc biệt là nhạc Reggaeton - một thể loại âm nhạc kết hợp reggae với rap và hip hop, xuất hiện ở Trung Mỹ vào cuối những năm 1980, nhưng phải mất khoảng hai mươi năm mới trở nên phổ biến và đến các khu vực khác trên thế giới. Mặc dù một số nghệ sĩ Mỹ Latinh đã bứt phá trên sân khấu toàn cầu, song tác động quan trọng nhất chính là sự nổi lên của các siêu sao trong nước và khu vực. Đây là tương lai của thời đại mới.
Nhờ có streaming, các thị trường mới nổi được kỳ vọng sẽ trở thành những thị trường âm nhạc phồn thịnh. Tất nhiên, trong quá trình đó, ngành công nghiệp âm nhạc còn bị chi phối bởi các yếu tố địa phương và văn hóa, phong cách tiêu dùng. Các ngôi sao âm nhạc toàn cầu sẽ cảm thấy sức nóng cạnh tranh từ các thị trường này. Với công nghệ streaming, chính những thị trường mới nổi này là yếu tố thúc đẩy xu hướng âm nhạc, cùng với sự tăng trưởng theo cấp số nhân của số lượng nghệ sĩ, số lượng phát hành và các đề xuất được cá nhân hóa.
Ngay từ năm 2018, streaming đã đóng góp tới 46,9% tổng doanh thu trong tổng giá trị ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu, theo báo cáo do Liên đoàn Ghi âm quốc tế (IFPI) công bố. Sự phát triển của streaming góp phần xây dựng một môi trường âm nhạc văn minh bởi nó gắn chặt với quyền lợi của nghệ sĩ, người nghe nhạc và bản quyền sản phẩm.
Ngành công nghiệp âm nhạc bước vào kỷ nguyên văn hóa đa dạng nhất
Tuy nhiên, điều đó không nhất thiết có nghĩa là các nhãn hiệu âm nhạc phương Tây không thể phát triển thịnh vượng ở các thị trường mới nổi. Nói gì thì nói, những nhãn hiệu âm nhạc phương Tây có đủ nguồn lực và chuyên môn, những điều đã mang lại thành công trên toàn cầu cho họ trong hàng thập kỷ. Họ chỉ cần chuyển tư duy từ việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu sang các lãnh thổ mà họ có thể xây dựng sự nghiệp mới, tập trung vào nhân tài trong nước. Một loạt các liên doanh từ các công ty lớn của phương Tây ở châu Á và châu Phi đã cho thấy những bước đầu tiên này đang được thực hiện, nhưng để thành công, những chiến lược này sẽ phải được coi là kế hoạch trung tâm của chiến lược tiết mục cho các thị trường mới nổi, chứ không phải là một yếu tố hỗ trợ.
Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây không nên cho rằng họ sẽ có thể hoạt động tốt hơn các nhãn hiệu địa phương và khu vực. Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, các chuyên gia kinh doanh âm nhạc phương Tây là những người chơi thiểu số, do đó không thể vượt qua được các "ông lớn" địa phương. Điều thú vị là cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều là những thị trường ngoại lệ, vẫn phát triển mạnh mẽ vào thời chưa có streaming. Cả hai quốc gia đều là những thị trường có thu nhập bình quân đầu người cao với các nền kinh tế lớn có thể duy trì các doanh nghiệp âm nhạc trong nước phát triển mạnh. Ngoài ra, các tiết mục âm nhạc phương Tây cũng không được nhập khẩu vào các thị trường này (mặc dù có vô số các nghệ sĩ phương Tây đang cố gắng chinh phục Nhật Bản), các tiết mục quốc tế chỉ đạt mức khoảng 1/4 doanh thu ở cả hai thị trường vào đầu thiên niên kỷ. Bây giờ, chính Hàn Quốc đang xuất khẩu âm nhạc ra thế giới, từ "Gangnam Style" cho đến Black Pink và BTS. Điều này cho thấy việc vươn lên trở thành các siêu sao toàn cầu vẫn sẽ là đặc điểm lâu dài của ngành kinh doanh âm nhạc.
Tại Việt Nam, Internet bắt đầu bùng nổ mạnh mẽ từ những năm 2003-2004, và đó cũng là thời điểm nhiều website nghe nhạc trực tuyến nối đuôi nhau ra đời. Mặt khác, số lượng người dùng smartphone tăng cao cũng là một yếu tố thúc đẩy thị trường nghe nhạc trực tuyến. Giới âm nhạc nhận định hình thức phát trực tuyến streaming đã mở ra cơ hội và cung cấp một nền tảng vượt trội cho mọi nghệ sĩ.
Do đó, triển vọng ngành công nghiệp âm nhạc sẽ là sự nổi lên của các siêu sao địa phương và khu vực. Đây là thời điểm thú vị của văn hóa âm nhạc trên toàn cầu và chúng ta rất có thể đang bước vào kỷ nguyên đa dạng văn hóa nhất mà ngành kinh doanh âm nhạc thu âm toàn cầu từng biết đến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công nghệ số: Động lực then chốt thúc đẩy kinh tế xanh
Chân dung Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100
Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới
Khốc liệt cuộc đua trên thị trường internet vệ tinh: Công ty Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk
Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền