Khoa học - Công nghệ

Sự thật hãi hùng về hành tinh màu đen cùng thiên hà với Trái Đất

Một "cái chết bốc lửa" đang đón đợi hành tinh màu đen khổng lồ cách chúng ta 1.410 năm ánh sáng.

Tận mục vẻ đẹp của Nissan Kicks 2021 vừa trình làng / Ngắm siêu xe limousine 2021 Aznom Palladium, chỉ sản xuất với số lượng 10 chiếc trên toàn cầu

Theo bài công bố trên The Astronomical Journal, hành tinh mang tên WASP-12b có thể chính là hành tinh đen nhất của thiên hà Milky Way – tức thiên hà chứa Trái Đất. Nó được xếp loại là một "Sao Mộc nóng".

Sự thật hãi hùng về hành tinh màu đen cùng thiên hà với Trái Đất - Ảnh 1.

Hành tinh màu đen sẽ bị "Mặt Trời" của nó nuốt chửng sau 3,25 triệu năm - Ảnh: NASA/ESA/G. Bacon/STSc

"Sao Mộc nóng" là những hành tinh có khối lượng và kích thước khổng lồ như Sao Mộc của chúng ta, nhưng lại quay gần sao mẹ đến nỗi có nhiệt độ "địa ngục". Theo nhóm nghiên cứu từ Đại học Cornell (Mỹ), cũng chính nhiệt độ bề mặt lên tới 2.600 độ C đã mang lại cho nó màu đen ma quái. Nhiệt độ đó khiến các phân tử hydro bị phân hủy thành hydro dạng nguyên tử, khiến bầu khí quyển của nó hoạt động như một ngôi sao khối lượng thấp, tự hấp thụ đến 94% ánh sáng chiếu vào mình.

Nhóm nghiên cứu thậm chí mô tả WASP-12 là "đen hơn nhựa đường". Tuy nhiên nó vẫn phát sáng dưới bước sóng hồng ngoại do nhiệt độ cực nóng của mình. Vì thế, các nhà thiên văn đã bắt được.

Tờ Science Alert nhấn mạnh rằng nghiên cứu cùng chỉ là hành tinh màu đen sẽ sớm đi đến kết thúc khủng khiếp. Ở quá gần sao mẹ, nó đã bị lực hút của ngôi sao này làm quỹ đạo phân rã dần. Đến 3,25 triệu năm sau, hành tinh màu đen sẽ trượt khỏi vòng quay, lao thẳng vào sao mẹ và bị quả cầu lửa này nuốt chửng.

Công trình dựa trên các dữ liệu mà siêu kính viễn vọng không giang Spitzer của NASA đã thu thập được.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm