Khoa học - Công nghệ

Thiên hà cổ nhất hình thành từ 13.55 tỷ năm trước

Các nhà thiên văn học đã phát hiện thiên hà cổ sau khi kết hợp các camera tiên tiến, khảo sát gần kính viễn vọng Hubble của NASA.

Tìm thấy xác ướp của người ngoài hành tinh ở Peru? / 7 bức tranh hang động cổ nhất thế giới

Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã công bố việc phát hiện thiên hà cổ nhất được hình thành từ 13.55 tỷ năm trước.
Ảnh minh họa.

Theo tin tức từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đăng trên tạp chí hàng tháng Notices of the Royal Astronomical Society, nhóm các nhà thiên văn học trên đã phát hiện thiên hà cổ này sau khi sử dụng kết hợp camera tiên tiến khảo sát gần kính viễn vọng vũ trụ Hubble của NASA và Đài quan sát W.M. Keck ở Hawaii.

Trưởng nhóm tác giả trên, Johan Richard nói: “Chúng tôi đã phát hiện một thiên hà lạ bắt đầu hình thành các ngôi sao từ 200 triệu năm sau thời kỳ Big Bang. Điều này thách thức các giả thiết về các thiên hà đã sớm hình thành như thế nào và phát triển trong những năm đầy tiên của vũ trụ."

Ông Richard nói thêm: "Sự phát hiện này thậm chí có thể giúp giải quyết bí mật sương hydrogen phủ đầy vũ trụ thời sơ khai.”

Phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học giải thích làm sao vũ trụ trở nên rõ ràng và sáng sủa trong thời gian một triệu năm đầu tiên sau thời kỳ Big Bang.

Trong thời kỳ Tối tăm (the Dark Age), hầu như một triệu năm đầu tiên của vũ trụ, sương mù hydrogen trung tính khuếch tán đã chặn ánh sáng trong vũ trụ.

Đồng tác giả, nhà khoa học Jean-Paul Kneib nói: “Dường như thực tế là có nhiều thiên hà ở ngoài kia trong vũ trụ thủa sơ khai hơn so với ước tính trước đây của chúng ta. Nhiều thiên hà cổ hơn và mờ hơn, giống như thiên hà mà chúng ta vừa phát hiện này.”.
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm