Tìm hiểu về hiện tượng thai lưu
Xác ướp một bào thai hé lộ quy trình phẫu thuật thời cổ xưa / Uganda - phụ nữ mang thai trước hôn nhân bị ngược đãi tới chết
Quá nửa các trường hợp bị thai lưu là do biến chứng khi mang thai, chẳng hạn do thai bị sinh non quá sớm, hay do những bất thường ở nhau thai, nghiên cứu mới nhất tại Mỹ tiết lộ.
Ảnh minh họa
Ngược lại, những chỉ số của người phụ nữ trong giai đoạn đầu mang thai, chẳng hạn như cân nặng, lượng đường huyết hay thói quen hút thuốc, lại không ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ thai lưu.
"Vạch mặt" nguyên nhân
Theo bác sĩ Robert Silver, Giáo sư khoa Sản tại Đại học Dược Utah cho biết, riêng tại Mỹ, cứ 160 trường hợp mang thai lại có một người bị thai lưu. Tuy nhiên nguy cơ mắc phải ở các nhóm chủng tộc là khác nhau.
Nghiên cứu của ông được dựa trên hai nghiên cứu trước đó do Mạng Nghiên cứu Thai lưu thuộc Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ tiến hành. Tất cả đều nhằm mục đích đi tìm nguyên nhân gây thai lưu.
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích 512 ca bị thai lưu (Thai mất ở tuần 20 hoặc sau đó) tại 59 bệnh viện ở Mỹ. Tất cả các ca bệnh đều được đánh giá toàn diện, bao gồm cả việc khám nghiệm thai để xác định nguyên làm nhân thai bị chết.
Kết quả: họ đã tìm ra nguyên nhân của 312 ca (60,9%). Những nghiên cứu trước đó chỉ đạt được tỷ lệ dưới 50% vì các bác sĩ chỉ phân tích dựa trên bệnh án.
Các biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở là nguyên nhân lớn nhất, chịu trách nhiệm tới 29% số vụ. Những biến chứng này có thể là tiền sử sinh non ở người mẹ, hoặc màng ối bị vỡ quá sớm.
Một số nguyên nhân khác được xác định là: những bất thường ở nhau thai (24 %), lỗi của gene (14%), mẹ bị nhiễm bệnh nguy hiểm, các rắc rối liên quan đến dây rốn (10%), huyết áp quá cao (9%)....
Dấu hiệu cảnh giác
Còn trong nghiên cứu thứ hai, các tác giả đã so sánh 614 ca bị thai lưu với 1816 trường hợp trẻ được sinh ra bình thường. Mục đích của nghiên cứu là nhận diện những tác nhân ở giai đoạn bắt đầu mang thai có thể báo hiệu nguy cơ bị thai lưu ở người mẹ.
Có một số tác nhân đã được liệt kê ra như: tiền sử thai lưu, mang thai đôi, mẹ là người da màu, bị tiểu đường hoặc từng nghiện ma túy.
Tuy nhiên, ngoại trừ việc có tiền sử thai lưu hoặc xảy thai từ trước, những tác nhân còn lại chỉ tác động rất nhỏ đến nguy cơ thai lưu ở người mẹ mà thôi, các chuyên gia cho biết.
“Rất khó để dự đoán các nguy cơ thai lưu khi chỉ dựa trên những tác nhân nguy hiểm. Chúng ta vẫn cần có những nghiên cứu sâu hơn để xác định nguyên nhân chính xác gây ra thai lưu, vì sao chúng lại xảy ra để từ đó có hướng hạn chế tối ưu nhất”, Giáo sư Silver chia sẻ với LiveScience.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
Chủ tịch FPT: Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi trong lĩnh vực khoa học công nghệ
Đầu tư công nghệ cao để Việt Nam 'cất cánh'
Nghị quyết 57 tạo cú hích cho đầu tư nghiên cứu và phát triển
Ứng dụng công nghệ trong phòng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử