Tìm ra dấu vết rõ ràng nhất của hành tinh thứ 9
'Thế giới kỷ Jura' ngoài đời thực có thể tồn tại ở hành tinh khác / Khung cảnh ấn tượng về hòn đá cháy rực suốt 2.500 năm không tắt, thu hút hàng nghìn du khách hiếu kì
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Konstantin Bogytin từ Viện Công nghệ California (Caltech - Mỹ) tuyên bố đã có "bằng chứng thống kê mạnh mẽ nhất" về sự tồn tại của hành tinh thứ 9 ở rìa Thái Dương hệ.
Mô tả sơ lược về nghiên cứu này đã được công bố trực tuyến và chuẩn bị xuất bản chính thức trênAstrophysical Journal Letters.TS Bogytin cho biết ông và các cộng sự đã theo dõi chuyển động của các "vật thể xuyên Sao Hải Vương" (TNO).
Chúng bao gồm các tiểu hành tinh trôi nổi bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương, cả các hành tinh lùn như Sao Diêm Vương và Eris.
Trong đó, nhiều vật thể - bao gồm các hành tinh lùn - thường bị bỏ qua trong các nghiên cứu về hành tinh thứ 9, cho dù chúng có sự bất ổn trong quỹ đạo.
Bởi lẽ, người ta cho rằng sự bất ổn đó gây ra do tương tác hấp dẫn với Sao Hải Vương khổng lồ.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng hành tinh thứ 9 cũng có thể đóng góp phần nào.
Vì vậy, họ đã thiết lập một mô hình toàn diện hơn, mô phỏng và kết hợp với các lực đã biết từ các hành tinh khác, các ngôi sao đi ngang qua và lực thủy triều thiên hà, tức lực đẩy và lực kéo của chính thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).
Hai bộ mô phỏng đã được chạy, một bộ giả định hành tinh thứ 9 có tồn tại và một bộ giả định không còn hành tinh nào khác bên ngoài Hải Vương Tinh.
Kết quả cho thấy chỉ khi có sự xuất hiện của hành tinh thứ 9, tất cả dữ liệu mới được lắp ghép khớp với nhau.
Do mô hình này đã tính toán tới mọi tương tác có thể lên các thiên thể trong khu vực xa xôi của hệ Mặt Trời, nên các nhà khoa học mới khẳng định rằng họ đã có bằng chứng thống kê mạnh mẽ nhất.
Các tính toán cũng chỉ ra hành tinh thứ 9 này nặng gấp khoảng 5 lần Trái Đất - kích thước nhỏ so với các hành tinh ở vùng ngoài của hệ Mặt Trời - và nằm cách xa ngôi sao mẹ của chúng ta tới 500 đơn vị thiên văn (AU).
Một AU bằng với khoảng cách Mặt Trời - Trái Đất. Sao Diêm Vương, vật thể từng được coi là hành tinh thứ 9 trước khi bị Hiệp hội Thiên văn quốc tế (IAU) giáng cấp vào năm 2006, nằm cách chúng ta khoảng 30 AU ở điểm cận nhật và khoảng 49 AU ở điểm viễn nhật.
Do vậy, việc quan sát hành tinh thứ 9 bí ẩn vẫn là một thách thức to lớn.
Trước đó, đã có nhiều giả thuyết được đưa ra xoay quanh hành tinh thứ 9 của hệ Mặt Trời. Thậm chí, có nhóm nghiên cứu còn nhận định "hành tinh" này thực chất là một lỗ đen.
Riêng NASA cho rằng chính Sao Diêm Vương mới là hành tinh thứ 9, bởi nó có những đặc tính của hành tinh hơn là hành tinh lùn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100
Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới
Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền
Khốc liệt cuộc đua trên thị trường internet vệ tinh: Công ty Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk
Phát hiện một hành tinh “sơ sinh” mới lạ đang hình thành khiến các nhà thiên văn học tò mò