Tại sao hoàng đế luôn để con trai cả kế vị? Lý do thực sự làm nhiều người bất ngờ
'Hồn bay phách lạc' với lời nguyền bí ẩn trong lăng mộ hoàng đế Trung Quốc / Vì sao bạc không phản ứng với thạch tín nhưng vẫn được dùng để kiểm tra đồ ăn của hoàng đế?
Trong xã hội phong kiến cổ xưa ở Trung Quốc, các hoàng đế hầu hết đều chọn con trai cả hoặc người con được phong làm Thái tử thừa kế ngôi vị. Những người con cả này đều do hoàng hậu - vợ chính thức sinh ra.
Chỉ có một vài trường hợp như con trai cả không có tư cách đạo đức, tư duy chậm, kém thông minh hoặc con trai cả đã qua đời thì hoàng đế mới truyền ngôi lại cho con thứ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp con thứ đoạt quyền của con cả, cướp ngôi không hề hiếm trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Trên thực tế, có hai lý do chính để hoàng đế tuân theo quy tắc chọn con trai cả làm người kế thừa ngôi vị.
Ở thời phong kiến, dù con trai cả của hoàng đế là kẻ kém cỏi, không minh mẫn, bất tài, không giỏi việc trị quốc thì vẫn có khả năng lên ngôi. Chẳng hạn như trường hợp Tư Mã Trung (Tân Huệ Đế) - vị vua thứ hai của nhà Tây Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Tư Mã Trung vốn không được thông minh, có vấn đề về trí tuệ nhưng vẫn được vua cha nhường ngôi.
Vương Phu Chi - một nhà tư tưởng chính trị vào cuối triều đại nhà Minh và đầu nhà Thanh từng nói: "Sự ngu dốt của Tân Huệ Đế không ai bì kịp, đất nước rơi cảnh diệt vong là điều dễ hiểu".
Ngoài ra còn có Chu Cao Sí (Minh Nhân Tông) - trưởng tử của Minh Thành Tổ Chu Đệ và Nhân Hiếu Văn hoàng hậu Từ thị. Dù bị khuyết tật ở chân, phải có người dìu khi đi lại nhưng vẫn lên ngôi thành công.
Nói về vấn đề trưởng tử dù kém cỏi nhưng vẫn được vua cha truyền ngôi trong thời phong kiến, Tôn Nhã Ham - một nhà nghiên cứu kiêm blogger nổi tiếng cho rằng, thời xa xưa, sở dĩ con trai cả được phong làm vua thay vì con thứ tài giỏi có hai yếu tố then chốt, có từ lâu trong thời phong kiến.
Trước thời nhà Minh, việc tập trung quyền lực không nghiêm trọng lắm. Nó có thể hoạt động bình thường mà không cần sự ra quyết định của người cai trị. Vì vậy, mấu chốt của hệ thống này không phải là khả năng cai trị của người kế vị mà còn là sự ổn định của toàn hệ thống, có tiêu chuẩn thống nhất sẽ tránh được xung đột.
Nói đơn giản, quy tắc lập trưởng tử làm người kế vị được các vị vua từ nhiều đời trước đã được lập ra nhằm duy trì một triều đại, tránh việc con trưởng con thứ vì tranh đoạt ngôi báu mà giết hại lẫn nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế, có không ít việc con thứ giết con cả để chiếm ngôi như Lý Thế Dân (thời Đường), giết anh trai là thái tử Lý Kiến Thành để cướp ngôi báu.
Thứ hai, trưởng tử thường là do hoàng hậu sinh ra. Hoàng hậu phần lớn đều có gia thế, bối cảnh tốt, có chỗ dựa phía sau cho con trai trưởng lên ngôi. Việc này cũng giúp ích cho việc kiềm chế những cuộc tranh đấu trong nội bộ hoàng tộc, duy trì sự ổn định của một triều đại.
Đến thời nhà Thanh, vấn đề truyền ngôi cho con trai trưởng không được coi trọng như các triều đại khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ