Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng công nghệ sinh học, phát triển nông nghiệp bền vững

Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp đã và đang được coi trọng, là một hướng đi đúng; giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại.

Giới khoa học Israel tuyên bố đảo ngược thành công một phần quá trình lão hoá / XE HOT (21/11): Bảng giá xe Nissan tháng 11, 10 xe SUV hạng sang giá rẻ nhất năm 2020

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, từ năm 2015 đến nay, ngành nông nghiệp Thủ đô đã triển khai thực hiện thử nghiệm và chuyển giao 610 thử nghiệm kỹ thuật mới hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (trong đó có 91 thử nghiệm sử dụng bẫy bả chua ngọt trừ sâu khoang, sâu đục quả cà chua; 157 thử nghiệm bón phân hữu cơ cải tạo đất; 30 thử nghiệm sử dụng màng phủ không dệt hạn chế sâu bệnh trên rau ăn lá…) triển khai tại 116 xã, nhân rộng với diện tích 1.150,2ha. Đây được coi là bước đột phá trong ứng dụng công nghệ sinh học đối với hoạt động sản xuất trồng trọt.

Cùng với đó, triển khai thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan tập trung ứng dụng công nghệ cao sản xuất, bước đầu tạo những hiệu ứng tích cực. Đáng chú ý, nhiều đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt đã đen lại kết quả vượt trội.

Đơn cử như đề tài nghiên cứu hoàn thiện quy trình gieo thẳng lúa theo hàng bằng công cụ kéo tay trên các chân đất và mùa vụ trên địa bàn Thành phố. Đề tài này đã xác định được thời gian ngâm ủ giống, mật độ gieo phù hợp, biện pháp tưới nước, bón phân, làm cỏ... tối ưu cho sản xuất. Kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao và áp dụng trên diện tích trên 10.000ha gieo cấy tại 200 hợp tác xã của 17 huyện, thị xã có cấy lúa của Hà Nội.

Ngoài ra, nhiều đề tài nghiên cứu đem lại kết quả vượt trội như: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến một số sâu hại chính trên cây trồng chủ yếu tại Hà Nội và đề xuất định hướng giải pháp thích ứng; mở rộng sản xuất các giống lại chất lượng cao; ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong sản xuất, phát triển giống cây trồng chất lượng cao; ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn đa dạng sinh học; ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường nông nghiệp đều được đánh giá cao, ứng dụng hiệu quả sản xuất trong thực tiễn.

Ảnh minh họa

Đánh giá về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt của Thành phố, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại khẳng định, việc ứng dụng công nghệ sinh học đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất trồng trọt, từng bước thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho người làm nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái khu vực nông thôn.

Từ kết quả nghiên cứu đã hình thành các quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật mới, một số giống cây ăn quả, giống lúa năng suất, chất lượng cho thấy việc coi trọng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là hướng đi đúng. Đây cũng được coi là giải pháp đột phá xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại.

Tuy nhiên, việc đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học của Thành phố vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất trồng trọt trong giai đoạn hiện nay. Để khắc phục hạn chế này, trong thời gian tới, các sở, ngành liên quan cần tham mưu UBND Thành phố có chính sách, chương trình để tập trung thực hiện đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trong đó, tập trung triển khai các dự án, mô hình sản xuất nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhanh chóng mở rộng ứng dụng đồng bộ công nghệ công nghệ sinh học, như nuôi cấy mô tế bào, công nghệ sinh học phân tử, sử dụng chế phẩm sinh học, giá thể sinh học..., hay công nghệ sản xuất hiện đại như nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới, bón phân tự động, bán tự động...

Các sở, ngành Thành phố cũng nên xem xét đề xuất hỗ trợ phát triển các mô hình ứng dụng ở quy mô công nghiệp các công nghệ, thiết bị hiện đại trong sơ chế, bảo quản, chế biến rau, hoa, quả, chè… Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học phân tử trong quản lý, phát triển các giống cây trồng đặc sản, cây bản địa của địa phương (cây ăn quả, hoa) để làm cơ sở cho việc bảo tồn quỹ gen quý hiếm, bảo hộ giống, xây dựng thương hiệu.

Cùng với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, thì việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp cũng là một trong những giải pháp quan trọng. Thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ để thu hút các doanh nghiệp tiếp cận, nghiên cứu, triển khai các công nghệ mới trong phát triển công nghiệp sinh học lĩnh vực nông nghiệp…

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm