Xe Việt sắp bước vào "cuộc chiến toàn diện", xe Thái "vét khách"
Bảng giá xe Royal Enfield tại Việt Nam tháng 11/2018 / Vì sao giá bán và lăn bánh ôtô ở Việt Nam cao?
Ngay từ khi bộ ba ô tô VinFast ra đời, mức giá của Fadil, Lux A2.0 và Lux SA2.0 được nhiều người quan tâm và tán thưởng vì phù hợp với túi tiền người Việt và có khả năng cạnh tranh tốt so với các đối thủ cùng phân khúc trên thị trường.
Mẫu Fadil gây chú ý lớn hơn cả bởi nó thuộc dòng xe hatchback vốn là một trong những dòng xe có doanh số bán chạy nhất tại Việt Nam. Với mức giá 336 triệu đồng cho giai đoạn đầu, mức giá xe này đã có khả năng cạnh tranh cao so với phần còn lại của thị trường, khi có sự có mặt của các ông kẹ lớn nhất như Kia Morning, Hyundai i10.
Xét về mặt nào đó, hiệu ứng truyền thông, thương hiệu và tâm lý khiến dòng xe giá rẻ của VinFast có lợi thế. Tuy nhiên, về độ sâu dòng xe, mẫu xe, VinFast còn nhiều việc phải làm bởi hai đối thủ lớn nhất phân khúc là Hyundai i10 và Kia Morning có 4 phiên bản khác nhau.
Trong khi đó, so về giá đối với các đối thủ xe từ ASEAN, những nước hoàn toàn có thể nhập xe bất cứ lúc nào vào Việt Nam, giá của xe nội VinFast vẫn đắt hơn khá nhiều so với các dòng xe của Pronton và Perodua khi có những dòng xe chỉ từ 170 triệu đến 250 triệu đồng/chiếc.
Thời điểm cuối tháng 11/2018, thị trường xe nhập Việt chứng kiến những diễn biến rất đáng chú ý khi xe Thái nhập về Việt Nam ngày một nhiều. Tổng lượng xe Thái về Việt Nam chỉ 20 ngày đầu đã cao hơn gấp 5 lần so với tháng 11/2017.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan, lượng xe nhập về từ Thái Lan thời gian qua là gần 6.100 chiếc, trong đó xe con chiếm 4.600 chiếc, chiếm 75% lượng xe nước này nhập về Việt Nam, còn lại là xe bán tải các loại.
Đáng chú ý so với tháng 11/2017, tổng lượng xe nhập về Việt Nam của 22 ngày đầu tháng 11/2018 đã nhiều hơn 2.200 chiếc. Lượng xe nhập từ Thái Lan thời kỳ này cũng nhiều hơn gấp 5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Về tổng lượng xe nhập khẩu ở Việt Nam thời điểm cuối năm này cũng tăng rất cao khi số liệu chứng minh được 1 ngày có hơn 420 chiếc xe được cập cảng Việt Nam, con số nhiều hơn cả mức tiêu thụ trung bình/ngày trong một năm mà Hiệp hội các nhà sản xuất Việt Nam công bố mới đây.
Điều đáng chú ý, lượng xe Thái, Indonesia nhập vào Việt Nam tập trung lớn vào các thương hiệu mạnh như Toyota và Honda - đây là các liên doanh có sẵn hệ thống showroom, đại lý tại Việt Nam.
Thế mạnh đại lý, cửa hàng, giúp các liên doanh này chuyển trạng thái từ lắp ráp, sang làm dịch vụ, nhập khẩu xe bán lấy lời nhanh chóng, điều đó ngày càng được chứng minh qua thời gian khi hàng loạt xe mới từ Thái, Indonesia nhập về Việt Nam, biến nước ta thành thị trường tiêu thụ xe nhập.
Tuy nhiên, sang đầu năm 2019, khi thị trường xe Việt có sự gia nhập của ông lớn VinFast, cùng với Trường Hải - Thaco và Hyundai Thành Công, bộ ba xe lắp ráp, sản xuất trong nước đủ sức "cân" ý đồ của các liên doanh xe hơi tại Việt Nam, khi họ muốn chơi "ván bài tất tay" tại Việt Nam.
Mặc dù lượng nhập "cắc bụp" mấy tháng mới có một đơn hàng về nước, song theo tiết lộ của một số đại lý, showroom bán xe Trung Quốc tại Việt Nam: Lượng bán vẫn tốt và hầu hết khách hàng là người trẻ tuổi.
Phía doanh nghiệp nhập khẩu, đại lý phân phối của các dòng xe Trung Quốc hiện cũng đầu tư mở rộng đại lý, showroom tại Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM cùng một số thành phố khác. Tuy nhiên, theo tiết lộ của một số doanh nghiệp, lượng xe này tiêu thụ tại Hà Nội và Hải Phòng vẫn là chủ đạo.
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 11/2018, có khoảng 62 chiếc xe con dưới 9 chỗ ngồi được nhập về Việt Nam, trong đó chủ yếu là các đại lý tại Hà Nội, Hải Phòng.
Trên thực tế, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng xe con Trung Quốc về Việt Nam 10 tháng qua khá thất thường, có tháng lượng xe con nước này nhập về Việt Nam đạt gần 100 chiếc như tháng 4 và tháng 5/2018, các tháng sau đều không được nhập vào Việt Nam. Đến nửa đầu tháng 11/2018 lượng xe con dưới 9 chỗ ngồi của nước này mới được nhập vào Việt Nam.
Tại Hà Nội, các dòng xe mới của Trung Quốc được bày bán chủ yếu là xe đa dụng từ 5 - 7 chỗ, mẫu xe Baic, Zoyte của Trung Quốc đại lục được bán chung với xe Luxgen xuất xứ Đài Loan. Điểm chung của các mẫu xe này đều có mẫu mã bắt mắt và mức giá xe khá hợp lý.
Hiện, ngoài thị trường các mẫu xe của Zoyte như Z8, Z300, Z500 và T600, trong khi đó Baic có các mẫu như F5, F5 và V2... cũng được bán ở Việt Nam. Giá của các dòng xe này dao động từ 300 triệu đồng đến gần 800 triệu đồng, mức giá này được xem là rất cạnh tranh so với các loại xe đa dụng hiện có trên thị trường.
Đa số các dòng xe Trung Quốc về Việt Nam đều chỉ rẻ bằng 1/3 so với dòng xe cùng loại từ các hãng có thương hiệu lớn trên thị trường. Các đại lý, showroom bán xe hơi thừa nhận rất khó để đoán được giá xe Trung Quốc đã qua sử dụng sau một vài năm tới bởi sự mất giá dòng xe này khá nhanh.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hết 10 tháng đầu năm 2018, không có chiếc xe con từ Pháp, Nga và Ấn được nhập về Việt Nam. Các loại xe xuất xứ từ các nước này chủ yếu là dòng xe trên 9 chỗ ngồi, xe tải và xe chuyên dụng.
Mặc dù rất coi trọng thị trường tiêu thụ xe hơi Việt Nam song đến nay, các hãng xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Nga, Pháp hay Ấn Độ cũng đều ra đi sớm, với nhiều nguyên do khác nhau.
Renault - hãng xe lừng danh của Pháp sau gần 7 năm quay trở lại và vật lộn tại thị trường Việt Nam, nhà nhập khẩu dòng xe này đã "bỏ của chạy lấy người", rút chân khỏi thị trường Việt vào tháng 8/2017.
Nếu Renault nổi tiếng ở châu Âu thất bại ở Việt Nam là điều đáng tiếc thì các hãng xe Nga như U oát, Lada thất bại ở Việt Nam được coi là điều có thể nhìn thấy từ khi mới bước chân vào.
Kể từ khi họ có tham vọng vào Việt Nam từ năm 2016 và năm 2017, các dòng xe Nga cũng được báo chí và dư luận nhắc đến, tuy nhiên do chậm cải tiến mẫu mã và nội thất nên không được lòng người tiêu dùng Việt.
Hiện nay các thương hiệu xe Nga nói trên chỉ xuất hiện ở những showroom xe "off road" hoặc hội những người yêu thích xe Nga, nước Nga, còn lại những sản phẩm thương mại hóa đã sớm rút lui tại Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo