Không cần Nga, Malaysia tự nâng cấp tiêm kích MiG-29N
Công ty công nghệ hàng không ATSC của Malaysia vừa giới thiệu chương trình nâng cấp có thể biến MiG-29N thành máy bay tiêm kích đa năng.
Tờ Bernama đưa tin cho biết, công ty công nghệ hàng không Sdn Bhd (ATSC) của Malaysia vừa chính thức giới thiệu cho Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) gói nâng cấp có thể giúp biến 10 tiêm kích đánh chặn MiG-29N của nước này thành các máy bay tiêm kích đa năng (MRCA).
Fadzar Suhada – Giám đốc điều hành của ATSC cho biết, sau khi nâng cấp những chiếc MiG-29N của RMAF sẽ có khả năng chiến đấu tương tự như các dòng tiêm kích đa năng tiên tiến. Bên cạnh đó chương trình nâng cấp còn giúp kéo dài thời gian hoạt động của MiG-29N thêm ít nhất là 25 năm nữa.
Malaysia dự định sẽ cho nghỉ hưu toàn bộ phi đội MiG-29N vào cuối năm nay.
Ông Fadzar tiết lộ, sau hơn 2 năm nghiên cứu chương trình nâng cấp MiG-29N, các chuyên gia của ATSC cho rằng những chiếc MiG-29N của Malaysia vẫn còn có thể hoạt động tốt. Và những gì cần làm là nâng cấp những chiếc máy bay tiêm kích này lên biến thể tiêm kích đa năng do ATSC cung cấp.
Tại triển lãm quốc phòng LIMA-2015 diễn ra ở Malaysia, ATSC đã bắt đầu giới thiệu gói nâng cấp dành cho MiG-29N cho RMAF và đây có thể xem là giải pháp dài hạn cho MiG-29N đã lỗi thời Malaysia, cũng như giúp nó có thể hoạt động như một máy bay tiêm kích đa năng dành cho các nhiệm vụ không chiến, tấn công mặt đất hay chống hạm.
Bên cạnh đó, ATSC cũng sẽ hợp tác với công ty chế tạo máy bay MiG của Nga để có thể dành được sự ủng hộ từ chính phủ Malaysia trong chương trình nâng cấp MiG-29N. Theo đó, nếu chính phủ và Bộ quốc phòng Malaysia chấp nhận đề nghị của ATSC thì nước này chỉ cần bỏ ra chi phí thấp hơn nhiều để sở hữu các máy bay tiêm kích đa năng mới dựa trên nền tảng của MiG-29N.
Ngoài ra một lợi thế nữa của ATSC là việc RMAF sẽ được chuyển giao công nghệ trong chương trình nâng cấp những chiếc MiG-29N và quá trình nâng cấp này hoàn toàn do phía Malaysia thực hiện.
Nhiều khả năng Malaysia sẽ mua thêm các máy bay tiêm kích đa năng thế hệ mới do Phương Tây chế tạo để thay thế cho MiG-29N đã lỗi thời.
Theo Fadzar cho hay, chương trình nâng cấp MiG-29N sẽ có phi thấp hơn nhiều so với việc RMAF mua các máy bay tiêm kích đa năng mới cũng như việc hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ sẽ dễ dàng so với việc mua các máy bay chiến đấu do nước ngoài chế tạo. ATSC có thể nâng cấp hai chiếc MiG-29N đầu tiên trong khoảng thời gian là 18 tháng.
Tiêm kích nâng cấp MiG-29N của RMAF có thể bao gồm việc thay đổi kính buồng lái và hệ thống trang thiết bị điện tử bên trong máy bay tương tự như các biến thể tiêm kích đa năng do Nga nâng cấp, trong đó bao gồm cả hệ thống vũ khí và phụ tùng thay thế khi cần thiết. Cùng với đó là việc nâng cấp hệ thống radar điều khiển hỏa lực trên MiG-29N với tầm hoạt động xa hơn và có khả năng theo dõi 10 mục tiêu cùng một lúc trên không cũng như tấn công đồng thời 4 mục tiêu trong số đó.
Trước đó truyền thông Malaysia cũng từng đưa tin về việc Không quân Hoàng gia Malaysia có ý định cho nghỉ hưu toàn bộ phi đội MiG-29N vào cuối năm nay và bắt đầu tìm kiếm một dòng máy bay tiêm kích đa năng mới khác để thay thế. Trong đó các ứng viên hàng đầu bao gồm: tiêm kích đa năng Rafale của Pháp, Eurofighter Typhoon của châu Âu và FA-18E/F Super Hornet của Boeing.
Theo Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Không khí lạnh khiến miền Bắc rét sâu hơn, Trung Bộ và Nam Bộ lạnh diện rộng
Xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến đáng quay trở lại của du khách
Cuộc đua thu hút nhân tài của các trường đại học Việt Nam
Vinh danh các tài năng công nghệ trẻ
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên
Cột tin quảng cáo