Không lãnh đạo Hà Nội nào bị đánh giá yếu kém
Chiều 8/1, tại hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Đảng bộ, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức thí điểm lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Số cán bộ lãnh đạo chủ chốt này gồm 20 người trong số 75 ủy viên Ban chấp hành. Đây là những người đứng đầu cơ quan, đơn vị của thành phố và một số sở, ngành. Việc lấy phiếu, kiểm phiếu và công bố trong nội bộ Ban chấp hành Đảng bộ đã diễn ra trong cùng buổi chiều.
Phát biểu vào cuối hội nghị, Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị cho hay, kết quả kiểm phiếu theo quy định của Đảng chỉ công bố trong nội bộ Ban chấp hành. Qua việc công bố kết quả, mỗi cán bộ lãnh đạo đều có thể tự mình đưa ra được nhận xét đánh giá bởi chức danh nào nào cũng nhận được cả 3 mức đánh giá (tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp).
"Không có đồng chí nào được 100% xuất sắc, nhưng cũng không có đồng chí nào cả năm nỗ lực làm việc trách nhiệm mà bị đánh giá là quá yếu kém. Đại thể kết quả vừa rồi cũng đánh giá được thực tế", ông Nghị nhận xét.
Là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai, Bí thư thành ủy Hà Nội cho rằng, "đây là việc khó và mới" theo tinh thần Nghị quyết trung ương 4 khóa 11. Việc lấy phiếu tín nhiệm là "thử thách" mà mỗi cán bộ đều phải vượt qua dù trước khi đánh giá có tâm trạng phân vân, "lo lắng không biết mình được đánh giá như thế nào".
"Qua đánh giá cho thấy phần động viên khích lệ là nhiều. Đồng chí nào cũng bị lưu ý, nhắc nhở từ một phiếu trở lên. Đây là kết quả mở đầu để chúng ta vững tin nhân rộng ra, tiến hành làm thường xuyên", ông Nghị nói.
Căn cứ kết quả này, thành ủy sẽ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, hoàn thiện quy trình để triển khai thống nhất trong toàn thành phố.
Dự kiến, Thành ủy Hà Nội tiếp tục chỉ đạo tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với giám đốc, phó giám đốc của 7 Sở gồm Nội vụ, Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch và đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động Thương binh và Xã hội, Công an Thành phố.
Đối với các chức danh HĐND thành phố sẽ thực hiện lấy phiếu tín nhiệm theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội khi Nghị quyết có hiệu lực. Như vậy, nhiều chức danh lãnh đạo có thể sẽ được đánh giá hai lần hoặc hơn.
Tiêu chí để đánh giá, nhận xét cán bộ tập trung vào hai tiêu chí cơ bản nhất là năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao và phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cá nhân cán bộ.
Hồng Lĩnh (Theo VnExPress)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ 1/1/2025 chính thức đổi khung giờ bắt buộc bật đèn xe, ai cũng phải biết kẻo bị phạt tiền
Hà Nội là địa phương dẫn đầu về chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2024
Rút ngắn thời gian trả kết quả xét nghiệm
Ngành dệt may trước kỷ nguyên mới - Bài cuối: Thích ứng, vượt thách thức
Trao Giải thưởng Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII
Thủ tướng Chính phủ: Đà Nẵng nghiên cứu, sớm triển khai hoạt động lấn biển