Không quân Việt Nam sẽ sở hữu tên lửa không chiến số 1 thế giới?
Việt Nam đang đàm phán mua tiêm kích châu Âu
Hãng tin Reuters cho biết, trong một động thái nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân cũng như đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, tránh phụ thuộc vào nhà cung cấp duy nhất là Nga, Việt Nam đã có một số cuộc tiếp xúc với những tập đoàn công nghiệp quốc phòng hàng đầu châu Âu.
Đáng chú ý, Reuters đã nêu đích danh hai loại máy bay chiến đấu tối tân bậc nhất của châu Âu hiện nay là JAS-39 Gripen-E và Eurofighter Typhoon đã lọt vào tầm ngắm của Việt Nam.
Rất có thể đây sẽ là dòng tiêm kích hạng nhẹ thế hệ mới của Việt Nam, bên cạnh những tiêm kích hạng nặng Sukhoi vẫn tiếp tục được mua thêm để đảm nhiệm vai trò máy bay chiến đấu chủ lực. JAS-39E hay EF-2000 so với Su-30SM, loại nào ưu việt hơn sẽ vẫn còn là câu chuyện dài, tuy nhiên hai loại tiêm kích châu Âu lại có một thứ vũ khí được đánh giá sẽ mang lại cho chúng lợi thế cực lớn trong các cuộc không chiến, đó chính là tên lửa Meteor.
Tính năng vượt trội của tên lửa Meteor
Meteor là loại tên lửa không đối không có điều khiển ngoài tầm nhìn (BVRAAM - Beyond Visual Range Air-to-Air Missile), đây là sản phẩm của liên doanh Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Anh, trong đó MBDA - một công ty chế tạo vũ khí có trụ sở tại Anh là nhà thầu chính.
Meteor được trang bị động cơ phản lực tĩnh siêu âm - động cơ tiêu thụ ít nhiên liệu đẩy hơn nhờ khả năng hoạt động linh hoạt, vừa là động cơ phản lực trong môi trường khí quyển, vừa là tên lửa đẩy trong môi trường không gian.
Vì vậy, động cơ không cần mang theo nhiều oxy để đốt cháy nhiên liệu hydro lỏng đầu tiên được đưa vào hoạt động. Meteor dùng để tiêu diệt các loại mục tiêu bay bên ngoài tầm nhìn thẳng, bất kể ngày đêm, tên lửa có khả năng bảo đảm tốc độ cao trên toàn quỹ đạo và phòng chống tốt trước tác động của các hệ thống tác chiến điện tử phía đối phương.
Điều quan trọng là Meteror không chỉ đạt được sự tuyệt đối về tầm, mà còn có thể kết thúc “cuộc chơi” - khả năng tập trung đủ năng lượng vào giai đoạn cuối của đường bay để tấn công một mục tiêu cơ động mà nó đã thực hiện tất cả mọi biện pháp để thoát khỏi tên lửa bám đuổi.
"Khu vực không thể trốn thoát" là thuật ngữ để chỉ khu vực mà trong đó máy bay địch sẽ không thể sử dụng sự nhanh nhẹn thuần túy để tránh tên lửa. Theo nhà sản xuất, Meteor tạo ra một “Khu vực không thể trốn thoát” lớn gấp 3 lần so với tên lửa thông thường.
Với khả năng bám đuổi mục tiêu, Meteor có khả năng sát thương gấp 5 lần so với các tên lửa thông thường như tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 AMRAAM của Mỹ hay R-77 của Nga.
Nhờ động cơ phản lực tĩnh siêu âm có thể điều tiết năng lượng nhiều hơn hoặc ít hơn, Meteor bảo tồn được năng lượng cho đến thời điểm cuối cùng, thay vì tiêu tốn nhiều trong quá trình phóng hoặc giai đoạn hành trình.
Thực vậy, khi tiếp cận gần mục tiêu, BVRAAM chỉ cần duy trì tốc độ nhanh hơn, các máy bay mục tiêu hầu như không có cơ hội sống sót. Trong khi động cơ phản lực tĩnh siêu âm đảm bảo cải thiện tốc độ tiếp cận, tầm bắn và sự nhanh nhẹn, đặc biệt trong giai đoạn cuối cùng quan trọng nhất là tấn công mục tiêu, một hệ thống liên kết dữ liệu trên máy bay sẽ cho phép Meteor cập nhật thông tin khi tiếp cận đối tượng.
Meteor có chiều dài 3,6 m; đường kính thân 180 mm; trọng lượng 185 kg. Động cơ ramjet TDR giúp đạt tốc độ Mach 4, đánh chặn mục tiêu cách 100 km, tầm bắn tối đa dự kiến có thể đạt 185 km, độ cao đánh chặn hiệu quả lên tới 25 km.
Hiện tại tên lửa Meteor đã được tích hợp lên tiêm kích JAS-39, EF-2000 và tương lai là cả F-35. Nếu Việt Nam quyết định đặt mua máy bay chiến đấu do châu Âu sản xuất, gần như chắc chắn chúng ta sẽ mua kèm tên lửa Meteor.
Khi đó, có thể nói Không quân Việt Nam sẽ có sức mạnh tác chiến hàng đầu khu vực, bảo đảm duy trì ưu thế vượt trội trước đối phương, để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ bầu trời và biển đảo tổ quốc trong tình hình mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo