Không thể để Vietnam Airlines 'bần cùng sinh... cẩu thả!'
Đúng là thảm họa...
PV:- Ngày 6/2, một chuyến bay charter (khách thuê nguyên máy bay) từ Cam Ranh đi Côn Minh (Trung Quốc) được phát hiện mòn lốp ngay trước giờ khởi hành. Do ở sân bay Cam Ranh không có sẵn phụ tùng, hãng phải chuyển lốp từ TP HCM ra và chuyến đi Trung Quốc chậm 7 tiếng đồng hồ so với kế hoạch. Quan điểm của ông như thế nào trước sự cố vừa xảy ra này của hãng bay uy tín VNA?
TS Trần Đình Bá : - Trước hết nói về kinh doanh là mất uy tín, chậm theo hợp đồng tới 7h, để hành khách phải chờ đợi thì hỏng hết mọi kế hoạch làm ăn,VNA có thể bị phạt hợp đồng kinh tế.
Còn về vấn đề kiểm tra an toàn trước khi bay mà để đến mức như thế thì quá ư cẩu thả coi thường tính mạng hành khách và cả tổ lái. An toàn Hàng không là cao nhất “không được phép sai lầm dù chỉ là 1 lần", vì nếu nó xẩy ra là thảm họa quốc gia .
Đây là vi phạm nghiêm trọng chứ không thể coi là bình thường cần được điều tra xem xét quy trình … để không tái diễn.
PV: - Trước đó, ngày 21/10, tại sân bay Đà Nẵng, một máy bay ATR 72 của VNA sau khi hạ cánh, đã bị gãy trục càng và 1 lốp bị rơi ra ngoài. Rất may không có thiệt hại về người. Thưa ông, từ sự cố rơi bánh cho đến mòn lốp xảy ra trong thời gian gần nhau như vậy, đây có được coi là những sự cố hy hữu không? Ông đã từng chứng kiến sự cố nào xảy ra trước đây như vậy?
TS Trần Đình Bá : - Vụ quá tồi tệ chỉ có Việt Nam mình mới có thế chứng tỏ công tác kiểm tra kỹ thuật an toàn bay bị coi thường. Không chỉ vụ đó mà rất nhiều vụ nghiêm trọng hơn liên tiếp xẩy ra tới mức như là thách thức :
Ngày 07/08/2009 chuyến bay từ Nha Trang hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất phanh khẩn cấp hai lốp sau nổ, máy bay đi chệch đường băng. Toàn bộ 164 hành khách và phi hành đoàn bị một phen hú vía.
Lúc 17h45, ngày 6/5/2012 tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất máy bay Airbus A321-231 của VNA353 chở 136 hành khách từ Quảng Châu (Trung Quốc) hạ cánh bị nổ lốp chạy quá đường cất hạ cánh và dừng cách cuối đường cất hạ cánh chỉ khoảng 50m, tính mạng 136 con người treo lơ lửng.
Rồi ngày 24/5/2012 máy bay VNA từ Hà Nội đi TPHCM đang trong hành trình thì bị rò rỉ khí, trong khoang máy bay không còn không khí khiến toàn bộ hệ thống mặt nạ oxy bung xuống, máy bay phải bổ nhào, hạ cánh khẩn cấp xuống Đà Nẵng nhiều người ngất xỉu.
Ngày 25/5/2012 , máy bay VNA -A332, từ TPHCM đi Khánh Hòa đã phát tiếng nổ khiến tổ bay phải xin phép hạ cánh khẩn cấp và triển khai công tác khẩn nguy. Tại mặt đất kiểm tra xác định lốp số 3 bị nổ gây hỏng cánh của máy bay.
Ngày 27/5/2012 , máy bay A321 của VNA từ Cam Ranh - Hà Nội khi máy bay đang chạy đà với tốc độ hơn 100km/giờ thì có một tiếng nổ ở khu vực động cơ số 2 và cháy, máy bay nói trên đã phải dừng bay để khắc phục kĩ thuật.
Gần đây nhất 25/11, máy bay King Air 200 (9 chỗ ngồi) của VNA , đã phải hạ cánh bằng bụng xuống sân bay Buôn Ma Thuột vì máy bay không thể bung càng.
Rồi các vụ như thuê cả phi công dởm làm náo loạn sân bay Pusan- Hàn quốc suýt gây tai nạn. Chỉ trong 6 tháng của 2012 đã xẩy ra tới 500 sự cố mất an toàn hàng không thì đó là những con số minh chứng cho mức độ coi thường kỹ thuật, coi thường tính mạng con người và những tắc trách trong hoạt động khai thác của VNA .
VNA làm ăn theo kiểu giật gấu vá vai ?
PV: - Trong khi xảy ra sự cố làm chậm giờ của hành khách như vậy mà đại diện hãng bay VNA lại lên tiếng cho rằng đây là sự cố bình thường. Quan điểm của ông ra sao trước sự khước từ trách nhiệm này của hãng bay VNA? Theo ông, với những sự cố như vậy, VNA cần và nên làm gì?
TS Trần Đình Bá :- Không còn bình thường nữa mà là báo hiệu vấn đề nghiêm trọng tại VNA.
Theo tôi do làm ăn không có hiệu quả kinh tế nên VNA làm ăn theo kiểu “ giật gấu vá vai – được chăng hay chớ" coi thường khách hàng , tự đánh mất thương hiệu quốc gia của mình.
Vấn đề này phải có sự kiểm điểm sâu sắc và Cục Hàng không VN cùng lãnh đạo VNA phải có lời trước công luận .
PV: - Trong thời gian tới, để đảm bảo uy tín cũng như tăng niềm tin của hành khách, hãng bay VNA cần phải làm gì để khắc phục, cũng như lấy lại hình ảnh của mình, thưa ông?
TS Trần Đình Bá : - VNA đang thua lỗ do bảo thủ trên những đường bay lãng phí trên 25% chi phí sản xuất nên không còn tiến để tái sản xuất mở rộng.
Hiện nay, thị phần đang co lại. Tôi đã từng nói với các Thứ trưởng, Cục trưởng , lãnh đạo VNA bài toán tính hiệu quả kinh tế đường bay và dự án Kinh tế để cứu VNA, vậy mà họ không chịu nghe.
Với luận thuyết phản khoa học “bay vòng kinh tế hơn bay thẳng" do Cục Hàng không và Vụ Vận tải áp đặt, lại không chịu đổi mới hội nhập nên VNA đang tự đánh mất mình.
Không để hàng không VNA “bần cùng sinh cẩu thả" tôi vừa có thư và Dự án “Thuế tài nguyên không gian và Đấu thầu đường bay" để hưởng ứng thông điệp của Thủ tướng “Cải cách thể chế" bằng việc chống độc quyền, cạnh tranh lành mạnh, tăng hiệu quả kinh tế đường bay mới có thể cứu được hàng không VNA.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT