Khủng hoảng Qatar-Ả Rập: Doha sẽ gia nhập liên minh với Nga?
Ông Abdel Bari Atwan, Tổng biên tập tờ báo Rai al-Youm nhận định rằng, những diễn biến tại Trung Đông làm gia tăng khả năng thành lập liên minh mới với sự có mặt của Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria, Nga và thậm chí là Qatar.
Ông Atwan nhấn mạnh rằng, cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar và một số quốc gia Ả Rập và không nhiều khả năng đạt được thỏa thuận về chấm dứt căng thẳng hiện tại ngoài việc can thiệp trực tiếp của Ankara và điều lực lượng quân sự tới Doha có thể có tác động tiêu cực đến cuộc khủng hoảng, đặc biệt sau những thất bại gần đây của IS tại Mosul và Raqqa.
Ông cho biết thêm, các bên liên quan tới cuộc khủng hoảng này tại Syria đã tập trung vào sự can dự đối với Qatar và cuộc khủng hoảng trong mối quan hệ với các quốc gia Ả Rập, đặc biệt là Ả Rập Saudi.
"Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đang đứng về phía Qatar. Tehran đã đáp ứng nhu cầu mở không phận và các cảng cho máy bay và tàu Qatar, nhưng Ankara còn "đi sâu" hơn khi điều lực lượng quân sự và xe tăng tới quốc gia Vịnh Persian nhỏ bé này", Tổng biên tập tờ Rai al-Youm cho biết.
Theo ông Atwan, sau giải pháp hòa bình của khủng hoảng ở Syria và sau khi nhận ra rằng một giải pháp quân sự là không thể và sau khi Mỹ gia tăng ủng hộ người Kurd, họ đã hiểu rằng, việc đối phó với mối đe dọa này là không thể khi không liên minh với Syria, Iraq và Iran trong trường hợp họ mất sự ủng hộ của Mỹ và Ả Rập Saudi.
Lưu ý rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin hành động như chào mời đối với ông Erdogan tiến vào liên minh Iran - Iraq - Syria, và rằng Qatar cũng có thể tham gia liên minh này ở giai đoạn sau, ông khẳng định hiện quyền lợi của ông Erdogan và ông Bashar al-Assad gối lên nhau dưới sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tại Qatar và do vậy khả năng họ sẽ tiếp cận lại sau 7 năm bất đồng.
Cuộc khủng hoảng chưa có trong tiền lệ tại khu vực vịnh Persian đã bắt đầu bùng phát vào ngày 05/6 - thời điểm Bahrain, Ả Rập Saudi, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ai Cập đã cắt quan hệ ngoại giao với Qatar, và đã ngừng hoạt động vận tải trên biển và trên không 1 tuần sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Hồi giáo Ả Rập tại Riyadh, với cáo buộc Doha ủng hộ các tổ chức khủng bố và gây bất ổn tình hình tại Trung Đông.
Sau đó, Libya, Maldives, Mauritius và Mauritania đã "theo chân" các quốc gia Ả Rập trên cắt quan hệ ngoại giao với Doha. Amman và Djibouti đã quyết định hạ cấp quan hệ ngoại giao sau khi xem xét lý do đằng sau căng thẳng giữa Cairo, Riyadh, Abu Dhabi và Manama với Qatar.
Qatar lấy làm tiếc về quyết định cô lập của Ả Rập Saudi, Bahrain, UAE và Ai Cập.
Hơn 2 tuần sau đó, Ả Rập đã ra tối hậu thư 13 điểm và yêu cầu Qatar đáp ứng trong 10 ngày, trong đó có việc đóng cửa mạng lưới Al-Jazeera, đóng cửa một căn cứ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ và chấm dứt quan hệ với Iran.
Tuy nhiên, Qatar thông báo sẽ không đáp ứng bất cứ yêu cầu nào trong số 13 điểm mà Ả Rập Sauid và đồng minh đưa ra. Thay vào đó, Doha đề xuất "một điều kiện đối thoại thích hợp" để giải quyết cuộc khủng hoảng vùng Vịnh.
Căng thẳng ngoại giao giữa các quốc gia Ả Rập bùng phát sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tới thăm Riyadh - nơi ông cáo buộc Iran "gây mất ổn định" vùng đất Ả Rập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo