Quốc tế

Khủng hoảng Qatar lan rộng, Trump lên tiếng

(DNVN)-Trong bối cảnh khủng hoảng Qatar lan rộng sau khi Doha bị một loạt quốc gia Ả Rập cắt đứt quan hệ ngoại giao, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 06/6 cáo buộc Qatar liên quan tới chủ nghĩa cực đoan, ủng hộ Ả Rập Saudi trong chiến dịch mới chống lại Doha sau khi Riyadh cùng với một số quốc gia Ả Rập cắt quan hệ ngoại giao với quốc gia Vịnh Persian này. 

Theo ông chủ Nhà Trắng, chuyến thăm của ông đến Trung Đông mới đây rõ ràng đã đem lại kết quả. Bài phát biểu chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở Ả Rập Saudi chính là niềm cảm hứng để thế giới Ả Rập cắt quan hệ ngoại giao với Qatar.

"Họ nói sẽ cứng rắn với việc cấp tiền cho các phần tử cực đoan, và tất cả đều chỉ vào Qatar. Có lẽ đây sự mở đầu để chấm dứt chủ nghĩa khủng bố”, ông Trump viết trên Twitter.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một loạt thỏa thuận trong chuyến công du Ả Rập Saudi gần đây. 

"Trong chuyến thăm gần đây tới Trung Đông, tôi đã khẳng định rằng, chúng ta không thể tài trợ cho Tư tưởng cấp tiến. Các nhà lãnh đạo đã ám chỉ tới Qatar", ông Trump viết trên trang Twitter cá nhân.

Tổng thống Trump đã tới Ả Rập Saudi hồi tháng 5 trong chặng dừng chân đầu tiên của chuyến công du, ký kết một thỏa thuận vũ khí với Riyadh trị giá 350 tỷ USD trong vòng 10 năm, trong đó gần 110 tỷ USD sẽ có có hiệu lực ngay lập tức. 

Theo Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, thỏa thuận vũ khí trị giá 110 tỷ USD được ký kết bởi Quốc vương Ả Rập Saudi Salman bin Abdulaziz Al Saud và Trump là một phần của dự án đầu tư kinh tế và quốc phòng trị giá 350 tỷ USD giữa hai quốc gia trong vòng 10 năm.

Trong tháng cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ, ông Barack Obama đã chấm dứt bán vũ khí dẫn đường chính xác cho Ả Rập Saui do lo ngại rằng Không quân Hoàng gia Saui nhắm tới dân thường ở Yemen. 

Đối với Ả Rập Saudi, thỏa thuận này có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó bao gồm xe tăng, pháo, máy bay trực thăng, máy bay thu thập thông tin tình báo, cùng các hệ thống phòng không chẳng hạn như Patriot và THAAD và một số thiết bị khác. 

 

Tuy nhiên, các nhóm nhân quyền quốc tế chỉ trích thỏa thuận, tỏ thái độ lo ngại rằng, việc gửi vũ khí cho Ả Rập Saudi sẽ chỉ làm cho tình trạng thù địch ở Yemen xấu đi. Các tổ chức này cũng bày tỏ quan ngại về các cuộc tấn công của liên quân do Saudi dẫn đầu ở Yemen - nơi Riyadh đang sát hại dân thường và chiến đấu chống lại các tay súng Ansarullah cùng những người ủng hộ cựu Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh.

Một số chuyên gia khẳng định rằng, Al-Saudi đang vũ trang cho chính họ chống lại đối thủ Iran. 

Ngoài việc Riyadh can thiệp vào Yemen - quốc gia đã sát hại ít nhất 14.000 người, trong đó có hàng trăm phụ nữ và trẻ em - cũng như Bahrain, Mỹ và Ả Rập Saudi, cùng với số lượng lớn các đồng minh của họ trong khu vực, bị cáo buộc cấp vũ khí và tài trợ cho nhiều nhóm phiến quân khác nhau vốn đang giao tranh dữ dội tại các nước như Syria và Iraq. 

Hôm 05/6, Bahrain, Ả Rập Saudi, UAE và Ai Cập đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, đồng thời ngừng hoạt động thông tin liên lạc trên không và trên biển 1 tuần sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ Ả Rập Hồi giáo tại Riyadh. 

Những quốc gia này cáo buộc Qatar ủng hộ các nhóm khủng bố, đặc biệt là phong trào khủng bố Anh em Hồi giáo. cũng như can thiệp vào các vấn đề nội của các nước khác. 

 

Sau đó, Libya cũng có bước đi tương tự. Yemen cũng "đoạn tuyệt" với Doha viện dẫn mối liên hệ giữa Qatar với Houthis. Quốc gia thứ 7 nói lời "chia tay" Qatar là Maldives, viện dẫn mối lo ngại về khủng bố và chủ nghĩa cực đoan. 

Bộ Ngoại giao Qatar đã bác bỏ cáo buộc Doha can thiệp vào các vấn đề nội bộ của những quốc gia khác và bày tỏ hối tiếc về quyết định của các quốc gia vùng Vịnh trong việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Doha. 

Nên đọc
NM (Theo FNA)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo