Tin tức - Sự kiện

Khủng hoảng Ukraine xáo trộn thế giới như thế nào?

Căng thẳng tại Ukraine đang kéo theo một loạt những thay đổi trong chiến lược chính trị, ngoại giao của các nước khi những tuyên bố trừng phạt liên tục được đưa ra và các hội thảo cấp cao diễn ra thường xuyên hơn.

Sự kiện Crimea chính thức sáp nhập vào Nga ngày 21/3/2014 đã đẩy nền chính trị thế giới vào những tranh chấp và căng thẳng mới. Ảnh: EPA.

Sau khi Nga tuyên bố chính thức sáp nhập Crimea vào lãnh thổ liên bang, Mỹ đã áp dụng một số lệnh trừng phạt lên Nga và đang kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) mạnh tay hơn với Nga. Về phần mình, Nga cũng đáp trả đòn trừng phạt của Washington bằng cách tuyên bố cấm visa đối với một loạt quan chức Mỹ. Căng thẳng tiếp tục gia tăng và nó không chỉ còn là vấn đề giữa hai nước Nga và Ukraine.

1. Nga bị thất thế: Vị thế của Nga trên trường quốc tế đang bị suy giảm trầm trọng, ít nhất là trong thời điểm này khi Moscow bị loại khỏi nhóm các nước công nghiệp G8. Ngoài ra, hồ sơ xin gia nhập của Nga cũng bị Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế và Cơ quan Năng lượng Quốc tế từ chối. Các hội nghị thượng đỉnh giữa phương Tây và Nga đều bị hủy bỏ không thời hạn cho tới khi có thông báo mới.

Để đáp trả, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cố gắng sử dụng quyền lực mới nổi của nhóm BRICS để giảm thiểu sự cô lập của phương Tây. Tuy nhiên, trong lúc này, Trung Quốc và Ấn Độ còn đang đau đầu với những tranh chấp ở Tây Tạng và Kashmir. Bởi vậy, trong một tuyên bố chung của nhóm BRICS đề cập tới các biện pháp trừng phạt không hề có tên Crimea hay Ukraine.

2. NATO trở lại:  Ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại Afghanistan, khối liên minh quân sự lớn nhất thế giới do Mỹ đứng đầu tạm thời "bị nghỉ hưu".

Song, trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục kéo dài tại Crimea, NATO đã tăng cường tuần tra không quân liên minh và đưa các mô phỏng các hoạt động quân sự tại Hà Lan và các nước trong vùng biển Ban Tích vào trong chương trình nghị sự của khối. 

Trong khi đó, khối Warsaw cũng muốn triển khai nhanh hơn hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Trung Âu.

Dưới sự bảo hộ của Mỹ, một số nước châu Âu đang xem xét lại việc cắt giảm chi phí quốc phòng. Trong khi đó, các nước trung lập như Thụy Điển và Phần Lan, nhận thấy mối đe dọa tiềm ẩn từ Nga , đã tăng cường những biện pháp an ninh và hợp tác chặt chẽ hơn với NATO. 

3. Thay đổi bản đồ năng lượng: Bản đồ năng lượng của châu Âu đang được thiết lập lại với những nỗ lực không ngừng để làm giảm sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ và khí đốt do Nga cung cấp.

Các nước EU đã thiết lập việc xây dựng các giàn khoan khí tự nhiên hóa lỏng, nâng cấp mạng lưới đường ống và mở rộng các nguồn cung ứng năng lượng từ Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ tới Trung và Nam Âu.

1/3 năng lượng của EU hiện được nhập khẩu từ Nga, và 40% lượng khí đốt được bơm dẫn qua Ukraine. Châu Âu đang tính tới việc khai thác trữ lượng đá phiến sét và tăng cường năng lượng hạt nhân bất chấp những ảnh hưởng về môi trường.

4. Vai trò của Trung Quốc: Quan hệ đồng minh ngoại giao giữa Nga và Trung Quốc, vốn rất ăn ý trong Ủy ban An ninh của Liên Hợp Quốc, có thể thay đổi theo một trong hai hướng sau: hoặc là siết chặt mối quan hệ đối tác năng lượng, theo đó, lượng dầu mỏ và khí đốt của Nga thay vì xuất khẩu sang châu Âu sẽ được chuyển tới Trung Quốc; hoặc là sẽ lạnh nhạt hơn nếu Trung Quốc cho rằng tình thế suy yếu kinh tế và bị cô lập của Nga không có lợi cho mình.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn chưa hề công bố bất kỳ quyết định nào trước công chúng.

5. Mỹ và vai trò lãnh đạo: Vai trò lãnh đạo thế giới của Washington, vốn bị suy yếu do sự tăng cường quyền lực của các nước mới nổi và bởi quyết định cắt giảm can thiệp của Tổng thống Mỹ Obama, đang dần được khôi phục.

Mặc dù từ bỏ những can thiệp tới chiến tranh tại Irap và Afghanistan và chiến lược xoay trục sang châu Á, những sự kiện gần đây đã đẩy Tổng thống Obama quay lại vai trò cũ “Lãnh đạo Thế giới tự do” trong cuộc khủng hoảng Đông-Tây tại châu Âu.

Cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc công du sang Brussel. EU đã đề nghị Mỹ cung cấp khí đá phiến sét cho mình. Hai bên cũng đồng ý tăng cường đàm phán về các hiệp ước đầu tư và thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương.

Tuy nhiên, các chiến lược gia của Mỹ cho rằng những lợi ích kinh tế của Mỹ và những thách thức an ninh để cân bằng một Trung Quốc đang nổi lên tại châu Á vẫn sẽ là ưu tiên của Mỹ, và rằng châu Âu cần phải chủ động hơn trong việc giải quyết các vấn đề của chính mình.

6. Vị thế của Đức: Cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang củng cố vai trò lãnh đạo của Berlin tại châu Âu. Là nền kinh tế chủ đạo, Đức đang đi đầu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro.

Ngoài ra, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng trở thành người đối thoại chính của châu Âu với Tổng thống Nga Putin. 

7. EU thống nhất: Sự đe dọa về một cuộc chiến ở châu Âu đã giúp các nước trong EU đồng thuận về chiến lược chung đối với Nga. Những tranh chấp lâu dài của các nước thành viên cũng nhờ đó mà hóa giải được. 

8. Tranh giành Trung Á: Cả Nga và phương Tây đều đang cố gắng thu hút các nhà độc tài ở Trung Á giàu năng lượng như Azerbaijan, Kazakhstan, Turkmenistan và Uzbekistan. 

Điện Kremlin đã cam kết mở rộng căn cứ quân sự của mình trong khu vực và hiện đang cung cấp một lượng lớn thiết bị quân sự cho Kyrgyzstan và Tajikistan.

9. Hợp tác Mỹ-Nga: Bất chấp căng thẳng ngày càng tăng trong vấn đề Ukraine, Nga và Mỹ đều vẫn có cùng mới quan tâm về vấn đề an ninh hạt nhân toàn cầu. Hai nước đều khẳng định sẽ có mặt tại cuộc họp thượng đỉnh về an ninh hạt nhân.

Dương Hương
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo