Kiếm hơn 600 triệu/tháng nhờ chăm bà bầu hiện đại 'ở cữ'
Mặc bộ quần áo ngủ màu xám và đi đôi dép trong nhà màu tía, Li Rui ngồi trên chiếc đi văng trong căn hộ sang trọng sau khi sinh.Một bảo mẫu được trả hơn 900 USD/ngày để dạy Li Rui cách cho con bú sữa. Một đầu bếp được thuê chuẩn bị 6 bữa ăn/ngày để cô hồi phục thể trạng.Và một thầy thuốc có nhiệm vụ xông hơi lá thuốc cho Li Rui.
Cuộc sống 'nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa' này đang trở thành tiêu chuẩn vàng đối với những bà mẹ sau khi sinh tại đất nước đông dân nhất thế giới.Theo quan niệm của người Trung Quốc, tất cả các thai phụ đều phải trải qua một khoảng thời gian 'ở cữ' như không được phép tắm, cấm đi ra ngoài hay ăn những loại thực phẩm không tốt sau khi sinh.
Giờ đây, nó được xem như một dịch vụ của ngành công nghiệp bảo mẫu và trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, kết hợp truyền thống dân gian và những kiến thức chuyên môn sản khoa.Và tất nhiên, đối tượng khách hàng chính của loại hình này là những phụ nữ Trung Quốc giàu có.
'Tôi chẳng hề cảm thấy chán tí nào,' cô Li 31 tuổi nói về 29 ngày ở cữ của mình trong khi bảo mẫu đang quàng chiếc khăn qua cổ cô để chống lạnh.Cô Li đã chi 27.000 USD (hơn 600 triệu VNĐ) cho tháng thai ở cữ tại Trung tâm Chăm sóc Thai sản. 'Nếu không có dịch vụ chăm sóc này, chắc tôi đã chẳng phục hồi thể trạng được', cô nói.
Ở những thành phố lớn, các gia đình giàu có ngày càng tìm đến những dịch vụ tiện nghi tương tự. Chỉ tính riêng trong năm 2013, ngành công nghiệp mới mẻ này đã thu hút 700 khách hàng và đem lại khoản lợi nhuận tới gần 500 triệu USD, truyền thông trong nước đưa tin. 'Các bà mẹ không muốn ở cữ như ngày xưa nữa,' Chen Chen, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Thai sản tại Bắc Kinh cho biết.
Tại đây có những gói dịch vụ đa dạng dao động trong khoảng 11.000 - 27.000 USD/tháng. Ngoài ra, các trung tâm cũng có những gói dịch vụ tại nhà dành riêng cho tầng lớp trung lưu. Trung bình, mỗi bảo mẫu nhận từ 1.400 - 3.000 USD dựa trên mức độ chuyên môn và chứng chỉ của họ.
Sự thay đổi tiêu chuẩn này đã thúc đẩy việc suy nghĩ lại về truyền thống ở cữ. Wu Fei, 38 tuổi, một nhạc sĩ đến từ Bắc Kinh vừa sinh con thứ hai năm ngoái, đã không ở cữ vì xem đó là mê tín. Cô Wu cảm thấy sợ khi nghĩ đến tháng thai cữ không tắm hay không được ra ngoài. Cô còn ăn bất cứ thứ gì cô muốn, thường xuyên đưa con đi chơi ở một công viên gần nhà và trở lại tập luyện yoga chỉ một thời gian ngắn ngay sau khi sinh.
Ngoài ra, việc ở cữ cũng vấp phải những phản ứng trái chiều trong dư luận.Truyền thông Trung Quốc đưa tin, trong đợt nắng nóng khủng khiếp hồi tháng trước, một phụ nữ Thượng Hải đã qua đời do sốc nhiệt vì chỉ quấn chăn mà không bật điều hòa do đang ở cữ. Trong khi đó, nhiều người dân vẫn trung thành với truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức. Không ít người dân Trung Quốc đã cảm thấy sốc khi Công nương Anh Catherine xuất hiện chỉ vài giờ sau khi sinh trước truyền thông .'Công nương không ở cữ sao?', một tài khoản trên mạng Weibo, Trung Quốc thắc mắc.
Ở cữ được thực hiện nhằm tránh các bệnh tật sau này như viêm khớp. Nhiều bà mẹ vì thế đã bỏ ra những số tiền lớn để chi trả cho dịch vụ chăm sóc từ các chuyên gia. Những Trung tâm chăm sóc cao cấp có tới 75 phòng, bao gồm cả một phòng tập yoga, một phòng tập thể hình, những khu thương mại và ăn uống. 'Nhiều người nổi tiếng đã tới đây,' Wei Hua, Giám đốc Marketing tại Trung tâm Blessed Month nói.
Trong mỗi phòng có đầy đủ nôi và được lắp đặt một camera truyền hình ảnh tới phòng của bà mẹ.Các y tá cũng có dịch vụ mát-xa. Bên cạnh đó các bà mẹ còn được học nghề thủ công làm bánh xà phòng.Li Xipu, 33 tuổi, một phóng viên truyền hình đã chi 29.000 USD cho dịch vụ ở cữ V.I.P.
'Thật đáng tiền', cô nói sau khi xem hướng dẫn cho con bú qua PowerPoint. Nhiều gia đình còn thuê hẳn một bảo mẫu đến sống tại nhà trong tháng cữ. Lin Yi 29 tuổi, một người nội trợ ở tỉnh miền Trung đã trả 800 USD cho một bảo mẫu cho các công việc nấu nướng, dọn dẹp và tắm cho đứa trẻ trong khi cô ngủ hoặc lướt web. Nhu cầu thuê vú em tăng cao đã sinh ra lợi nhuận cho các ngành công nghiệp dịch vụ này.
Dong Guangjie, 47 tuổi, đã bỏ việc bán rau cách đây 4 năm để học làm bảo mẫu cho Trung tâm Red Wall với phí 900 USD/khóa. Cô Dong sống tại trung tâm với 50 phụ nữ khác chừng 4 tháng để học tập và thực hành với những con búp bê. Cô có được thu nhập gấp đôi từ khi có giấy chứng nhận của Trung tâm.
'Tôi đã thấy nhiều bà mẹ trẻ chẳng quan tâm gì đến việc ở cữ, trong khi bố mẹ họ lại khá nghiêm khắc với chuyện này,' Dong nói. 'Đôi lúc họ nghe, đôi khi không.'
Được thành lập cách đây 15 năm, Red Wall có cơ sở tại hơn 100 thành phố với 15 chỗ ở và 300 vú em.Những món ăn được Red Wall và các nhà dinh dưỡng chuẩn bị giúp cân bằng các yếu tố nhiệt trong cơ thể và giảm huyết áp. Bị cấm uống nước trong kỳ thai cữ, thay vào đó các khách hàng sẽ được nhấp các loại nước đậu đen, nước táo và một số thành phần khác không gây hại như các thảo dược.
Mặc dù được đào tạo về các kỹ năng y học nhưng các bảo mẫu này vẫn bị sự phản đối từ những người nhà bảo thủ. Li Xiuhua, 33 tuổi, một kỹ sư công nghệ Internet thừa nhận rằng những cuộc chống đối với lệnh của mẹ, rằng cô không được gội đầu, phải ăn kiêng và trứng luộc khiến cô thấy thật biết ơn thời gian thai cữ ở Red Wall. 'Tôi thấy thật tệ khi tranh cãi với mẹ,' cô nói. 'Tôi muốn thực hiện theo phương pháp khoa học như trung tâm'.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái