Kiểm toán Nhà nước cần chỉ rõ trách nhiệm người đứng đầu
Phó Thủ tướng đề nghị Kiểm toán Nhà nước tập trung vào tiền kiểm, nhất là trong tình hình đổi mới khâu lập kế hoạch ngân sách nhà nước, đầu tư và thực hiện đầu tư. Trên cơ sở dữ liệu số liệu về kinh tế xã hội, Kiểm toán Nhà nước có cảnh báo sớm với cơ quan Nhà nước.
Kiểm toán Nhà nước ngoài việc đôn đốc thực hiện kết quả kiểm toán về mặt tài chính, cần chỉ ra đối tượng cụ thể, trách nhiệm người đứng đầu trong chấp hành pháp luật giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có địa chỉ cụ thể để điều hành.
Kiểm toán Nhà nước nghiên cứu, xem xét đưa vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn thực hiện Luật Kiểm toán Nhà nước các nội dung về quan hệ Kiểm toán Nhà nước, với nhất là cơ quan kiểm toán nhà nước khu vực, UBND, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; việc Hội đồng nhân dân sử dụng kết quả của kiểm toán để phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; cơ chế phối hợp với cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của Chính phủ (các Bộ, ngành).
Đồng thời tham gia ngay từ khâu đầu trong công tác xây dựng thể chế, nhất là thể chế về kinh tế, sớm cung cấp cho Chính phủ (các bộ, ngành) để nghiên cứu tiếp thu hoàn thiện, nhất là về điều hành kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, cơ chế phối hợp và sự phân định công cụ chính sách tài khóa với công cụ của chính sách tiền tệ.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đề nghị Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán toàn diện, tập trung hơn vào các lĩnh vực trọng tâm như: chính sách tài khóa, thu-chi ngân sách, nợ công, nợ đọng xây dựng cơ bản,... quan tâm theo dõi hơn về chính sách tiền tệ, đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu theo dõi giúp Chính phủ hàng năm để nâng cao hiệu quả.
Công tác kiểm toán về đầu tư công và tái cơ cấu đầu tư (trọng điểm là những dự án lớn, Chương trình mục tiêu quốc gia), dự án BOT và PPP nhằm công khai, minh bạch đồng thời giúp Chính phủ tháo gỡ bất cập, hoàn thiện về chính sách đối tác công-tư; tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa (giúp xác định giá trị doanh nghiệp, quản trị, tiền lương, công bố thông tin,...), phân loại doanh nghiệp để niêm yết; đối với đơn vị sự nghiệp công để cơ cấu lại thu, chi và có điều kiện thì cổ phần hóa.
Phó Thủ tướng giao các Bộ: Tài chính, Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán Nhà nước trong việc xây dựng Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước để Kiểm toán Nhà nước trình Chính phủ theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao