Kiêng gió, kiêng nước khi bị sởi khiến con suýt chết!
Không có thuốc điều trị đặc hiệu với virus sởi. Người bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày bị mắc bệnh. Do đó, cách hỗ trợ tốt nhất vẫn là chăm sóc để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Con suýt chết vì kiêng kị
Con trai bị 2 tuổi bị phát ban sởi lan khắp người, sốt cao, chị Nguyễn Thu Minh (Bắc Giang) theo lời mẹ chồng, kiêng hoàn toàn nước và gió. Chị giữ chặt con trong phòng kín, oi bức. Đứa trẻ sốt cao, đến lúc được hạ sốt thì mồ hôi ra nhiều, ngứa ngáy nên gãi trợt hết các vết ban. Tuy nhiên, do quấn con chặt trong quần áo và chăn nên chị Minh không để ý. Đến khi con bị sốt cao, khó thở, chị mới vội vàng đưa đến bệnh viện.
Con chị bị cấp cứu trong tình trạng “bốc mùi” vì gần 1 tuần không lau rửa gì. Tay chân bé còn có những vết lở loét, sưng vù vì bị gãi trầy sước. Bác sĩ chẩn đoán con chị bị viêm phổi. Chị Minh thắc mắc “tại sao chị kiêng nước, kiêng gió hoàn toàn mà con chị lại bị lạnh đến nỗi viêm phổi”. Bác sĩ mắng chị té tát vì chăm sóc con sai lầm.
Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm – Phó trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi T.Ư) cho biết, không ít các ông bố, bà mẹ khi thấy con bị mắc sởi nói riêng và sốt phát ban nói chung liền kiêng hoàn toàn việc tắm rửa cho con, khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu, gãi xước các vết ban, gây nhiễm trùng. Còn có cháu bị mẹ kiêng ăn các chất dinh dưỡng, chỉ ăn cháo trắng khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng, không có sức chống chọi với bệnh tật.
Cách chăm sóc trẻ bị sởi
Theo bác sĩ Lâm, khi trẻ bị mắc sởi, bố mẹ cần cách ly trẻ khỏi nơi đông người, hạn chế cho trẻ tiếp xúc vì virus sởi có thể từ người trẻ qua nước bọt, hắt hơi, nước mắt, mũi và lây sang người khác.
-Để trẻ trong phòng thoáng khí, đủ ánh sáng, nhưng không quá chói vì mắt trẻ bị sởi nhạy cảm với ánh sáng.
-Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ.
-Vệ sinh răng miệng, thân thể cho trẻ, giữ ấm khi trời lạnh, tránh tập tục kiêng nước, kiêng gió.
- Nhỏ mũi, mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc dung dịch nhỏ mắt mũi 3-4 lần/ngày.
- Ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu. Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng, các thức ăn giầu vitamin đặc biệt là vitamin A
- Uống đủ nước, nước oresil hoặc nước hoa quả. Khi trẻ tiêu chảy còn phải bổ sung nước hoặc cho bú nhiều hơn.
-Uông thuốc hạ sốt, giảm đau tùy theo lứa tuổi.
-Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ bị bội nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi. Tuy nhiên, đều phải có chỉ định của bác sĩ.
Một số dấu hiệu bệnh nặng:
-Trẻ mệt, li bì hoặc kích thích, bú kém, bỏ bú
-Sốt cao, ho nhiều, thở nhanh, khó thở, tiêu chảy…
-Ban lặn hết mà trẻ còn sốt.
Lúc này, cần cho trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Phòng bệnh cho trẻ
-Tiêm vaccin 2 mũi đầy đủ
-Tránh tiếp xúc với bệnh nhân mắc sởi hoặc nghi mắc sởi, hạn chế tập trung nơi đông người.
-Nâng cao thể trạng, ăn uống đủ chất dinh dưỡng
-Khi vào bệnh viện hay tiếp xúc với nguồn bệnh cần đeo khẩu trang, rửa tay liên tục.
Dân Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách đặc biệt tại WEF Davos
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Cột tin quảng cáo