Tin tức - Sự kiện

Kinh doanh trên mạng xã hội: Ai bị phạt?

Mặc dù cá nhân kinh doanh trên mạng xã hội không phải làm thủ tục đăng ký, mà đó là trách nhiệm của nhà điều hành mạng xã hội, tuy nhiên, cá nhân kinh doanh qua mạng phải tuân thủ nhiều điều cấm.
Khi cá nhân, tổ chức thực hiện bán hàng trên mạng xã hội, ai sẽ là người phải đăng ký với Bộ Công Thương, bà Lê Thị Hà, Phòng Pháp chế, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương, cho biết, cá nhân kinh doanh qua website mạng xã hội mạng xã hội (mở shop online, rao vặt, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ…) không phải trực tiếp đăng ký với Bộ Công thương, mà trong trường hợp này, người thiết lập, vận hàng website mạng xã hội này (theo quy định tại Điều 2, Nghị định 52 - là các thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam; Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam; Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam) phải có trách nhiệm đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định.
 
 
Cá nhân buôn bán trên các website mạng xã hội không phải đăng ký nhưng người thiết lập mạng xã hội (cá nhân, thương nhân Việt Nam hoặc nước ngoàicó sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam) sẽ phải đăng ký.
 
Quy định cụ thể mức phạt tiền từ 40 đến 60 triệu đồng đối với thương nhân, tổ chức có hành vi thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT khi chưa được xác nhận đăng ký theo quy định.
 
Tuy nhiên, dù không phải tiến hành đăng ký nhưng cá nhân, tổ chức kinh doanh trên các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 52 về quản lý kinh doanh thương mại điện tử. 
 
Luật sư Lê Minh Hải:  một số chế tài đối với hành vi trái phép trong kinh doanh bán hàng qua mạng còn nhẹ.
 
Theo luật sư Lê Minh Hải, Văn phòng Luật sư Royal - Đoàn Luật sư TP Hà Nội, rất nhiều cá nhân, tổ chức ngoài việc lập website để kinh doanh, họ còn rao bán sản phẩm của mình trên các trang mạng và cá nhân khác nhau để thu hút khách hàng. Vì vậy, không thể nắm bắt rõ ràng được các hành vi kinh doanh của họ. Nếu đã không thể nắm bắt được từng cá nhân kinh doanh, thì thay vào đó, quản lý các website như facebook, raovat.net, chotot.vn, vatgia.com... là các website cho phép các cá nhân tổ chức đăng kí thành viên để rao bán sản phẩm mình. 
 
"Như vậy, thay vì quản lý các cá nhân, tổ chức cụ thể, chúng ta quản lý các trang website để các trang web đó quản lý các thành viên trong website. Đó chính là cách quản lý theo mô hình đa cấp", ông Hải nói.
 
Về một số chế tài đối với hành vi trái phép trong kinh doanh bán hàng qua mạng, theo luật sư Lê Minh Hải, trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh online có hành vi buôn bán hàng giả, hàng cấm, thậm chí là lừa đảo trên mạng mà không đăng ký kinh doanh theo quy định thì việc áp dụng Khoản 3 điều 81 của nghị định 185 (Mức phạt 20.000.000-30.000.000 đồng) tôi nghĩ vẫn còn nhẹ, vì hành vi buôn bán hàng giả, hàng cấm, lừa đảo trên mạng làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xã hội, thậm chí là gây thiệt hại về tính mạng và sức khỏe.
InforNet
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo