10 cách chụp ảnh chân dung đẹp bằng điện thoại
Sony giới thiệu smartphone 5G, chống nước, RAM 8 GB, pin 5.000 mAh, giá 11,56 triệu / Sony Xperia 1 V ra mắt: Nâng cấp camera, chip Snapdragon 8 Gen 2, RAM 12 GB, giá gần 33 triệu
Smartphone là thiết bị gần như không thể thiếu với mỗi người. Điện thoại ngày nay không chỉ dùng để nghe gọi mà còn được sử dụng để ghi lại mọi khoảnh khắc trong cuộc sống hàng ngày của người dùng. 10 cách chụp ảnh chân dung đẹp bằng điện thoại. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 10 cách chụp ảnh chân dung đẹp bằng điện thoại.
>> Xem thêm: Bảng giá iPhone tháng 5/2023: Giảm giá sốc
10 cách chụp ảnh chân dung đẹp bằng điện thoại
Quy tắc 1/3 - cách chụp ảnh chân dung bằng điện thoại ai cũng nên biết
Khi nhắc tới hai từ “bố cục” trong nhiếp ảnh, rất nhiều người ngay lập tức nghĩ tới “quy tắc 1/3”. Không sai khi nói rằng “quy tắc 1/3” là bố cục phổ biến và kinh điển trong nhiếp ảnh, nhưng cần lưu ý không đánh đồng hai khái niệm này với nhau. Thậm chí, nói “quy tắc 1/3” là một thể loại bố cục trong nhiếp ảnh cũng không đúng, bởi thực chất đó chỉ là một phần rất nhỏ (nhưng đơn giản, dễ áp dụng nên trở thành phổ biến) trong bố cục về vị trí các vật thể trong khung hình mà thôi.
>> Xem thêm: Bảng giá iPad tháng 5/2023: Giảm giá ‘sập sàn’
Tiến gần hơn đến đối tượng chính
Tiêu cự camera trên điện thoại là cố định và thường rất ngắn. Hầu như camera chính của những chiếc smartphone ngày nay là ống kính góc rộng, vì thế để có được những bức hình chân dung đẹp thì bạn nên chuyển sang ống kính tele hoặc tiến gần chủ thể hơn để bố cục bức ảnh được chặt chẽ hơn.
>> Xem thêm: Bảng giá điện thoại Oppo tháng 5/2023: Giảm giá ‘kịch sàn’
10 cách chụp ảnh chân dung đẹp bằng điện thoại
Không sử dụng chức năng zoom của camera chính
Như đã đề cập ở trên thì camera chính trên smartphone ngày nay thường sử dụng ống kính góc siêu rộng. Do đó, việc sử dụng tính năng zoom trên camera này sẽ khiến cho chất lượng ảnh giảm rõ rệt và rất dễ bị rung hơn khi chủ thể chuyển động. Do đó, để có được bức ảnh chân dung đẹp thì bạn nên chuyển sang sử dụng camera tele nếu điện thoại được trang bị hoặc chụp bình thường rồi crop lại.
>> Xem thêm: iPhone 14 Pro Max tăng giá trở lại tại Việt Nam
Ánh sáng tối ưu
Khi ở ngoài trời, bạn nên thay đổi vị trí hay hướng máy ảnh, chỉnh tư thế của đối tượng hay chụp ảnh trong bóng râm. Nên nhớ rằng, các đám mây có thể tạo ra ánh sáng mềm mại và khuếch tán. Còn vào ban đêm, bạn có thể dùng chế độ đèn pin trên một điện thoại khác để hắt sáng.
>> Xem thêm: Realme 11 5G trình làng: Chip Dimensity 6020, RAM 12 GB, sạc 33W, giá hơn 6 triệu
Dãn khoảng cách giữa đối tượng và hậu cảnh
Làm mờ hậu cảnh khi chụp ảnh chân dung là kỹ thuật không khó nhưng nó đòi hỏi người chụp phải có trải nghiệm tốt để có được bức ảnh đẹp. Đối tượng càng đứng xa hậu cảnh (như bên phải), hậu cảnh càng bị làm mờ. Trong ảnh trái, khoảng cách không đủ xa.
Hãy chạm lấy nét vào gương mặt của đối tượng
Khi chụp ảnh chân dung, đừng quên chạm vào gương mặt của đối tượng để bảo đảm thiết bị đang lấy nét vào nó. Điều này đặc biệt nên ghi nhớ khi bạn chụp ngược sáng. Bạn nên làm vậy để chắc chắn người đang chụp không trở thành bóng đen.
Để ý đến đường dẫn trong bức ảnh
Đây được xem là cách chụp ảnh chân dung bằng điện thoại hiếm ngừoi. Đó là một đường dẫn ánh mắt đến đối tượng chính. Có nhiều loại đường dẫn: cong, uốn khúc, thẳng, xéo... nhưng tựu trung được chọn như một tiền cảnh gồm các đường nét trực tiếp hoặc gián tiếp phóng hướng chú ý về chủ thể tại trung cảnh hay hậu cảnh; cũng có khi gồm nhiều đường hướng về một điểm tăng sự thu hút thị giác vào đó. Đường dẫn còn có mục đích tạo sự liên kết các vật thể trong ảnh với nhau, tăng thêm ý nghĩa.
Cầm điện thoại bằng hai tay để hạn chế rung
Khi chụp ảnh chân dung bằng điện thoại, các bức ảnh rất dễ bị rung và nhòe đa phần vì chủ thể chuyển động hoặc người dùng không cầm chắc thiết bị. Do đó, khi chụp thì bạn nên giữ chắc máy trong tay hoặc gắn chặt máy trên chân máy (tripod).
Luôn lau sạch ống kính
Nhiều bạn hay vô tình sử dụng điện thoại mà chạm ngón tay vào ống kính lúc nào không biết, khiến chất lượng ảnh bị mờ rõ rệt. Vì thế các bạn nên chú ý về vấn đề này và thường xuyên lau ống kính để có chất lượng ảnh tốt nhất.
Hãy thử thay đổi góc chụp
Với những bức ảnh chân dung, bạn có thể chụp ở ngang tầm mắt trẻ em hoặc chụp từ trên xuống để nhấn mạnh hình dáng của chủ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá lăn bánh Toyota Vios cuối tháng 12/2024 ‘rẻ như cho’, hạ đo ván cả Honda City và Hyundai Accent
Smartphone RAM 12 GB, pin 6.500mAh, trang bị 3 loa ngoài, giá gần 4,6 triệu đồng
Honda chính thức ra mắt ‘vua côn tay’ 160cc mới giá 34 triệu đồng: Rẻ và đẹp hơn Winner X, Exciter
‘Vua côn tay’ 230cc mới của Nhật chính thức mở bán: Hạ đo ván Honda Winner X và Exciter, giá dễ mua
Đại chiến Kia Morning và Hyundai Grand i10, Suzuki ra mắt ‘vua hatchback’ giá rẻ chỉ 140 triệu đồng
Yamaha chính thức ra mắt ‘chiến thần côn tay’ 125cc mới giá 37 triệu đồng: Đẹp lấn át Honda Winner X