Kinh doanh và tiêu dùng

7 tính năng điện thoại Android nên học hỏi iPhone

Android và iOS ngày càng có nhiều điểm chung nhưng vẫn còn một số yếu tố khác biệt. Các nhà sản xuất điện thoại Android nên "học hỏi" những tính năng hữu ích trên iPhone.

Vì sao Apple chưa làm iPhone màn hình gập? / Cận cảnh Vivo Y16, giá 4,49 triệu tại Việt Nam

Focus. Về cơ bản, Focus trên iPhone chính là các chế độ Không làm phiền (Do Not Disturb) cho từng tình huống sử dụng khác nhau. Điều này mang lại lợi ích lớn. Người dùng có thể tạo ra chế độ không làm phiền khi đọc sách, tập thể dục, làm việc… Ở mỗi tình huống đó, họ quyết định những ai và ứng dụng nào được thông báo. Trên Android cũng có Focus Mode nhưng nó hoạt động rất khác và chỉ duy nhất một chế độ không làm phiền. Ảnh: Howtogeek.

>> Xem thêm: Nokia giới thiệu smartphone 5G, chống nước, RAM 6 GB, giá hơn 7 triệu đồng

Shortcut. Được giới thiệu từ iOS 12, Shortcut (phím tắt) là tính năng tự động hóa rất tiện lợi trên iPhone. Người dùng có thể thực hiện tự động một chuỗi thao tác chỉ với một lần nhấn. Nhiều ứng dụng bên thứ 3 trên Android có thể làm tương tự, tuy nhiên việc tích hợp sẵn trong hệ điều hành sẽ giúp người dùng dễ truy cập hơn. Ảnh: Shutterstock.

>> Xem thêm: Sony Xperia 5 IV ra mắt với chip Snapdragon 8 Gen 1 5G, RAM 8 GB, pin 5.000 mAh, giá hơn 23 triệu

Face ID. Apple đưa phương thức bảo mật này vào iPhone từ 2017, nhưng cho đến nay nền tảng Android chưa có tính năng nào so sánh được. Mở khóa bằng khuôn mặt có từ trước trên điện thoại Android, tuy nhiên, nó không hoạt động tốt và an toàn bằng Face ID của iPhone. Ảnh: Howtogeek.

 

Tách thông báo và cài đặt nhanh. Thông báo trên iPhone vẫn hơi lộn xộn, nhưng Apple có bước đi đúng đắn khi tách riêng Trung tâm thông báo và Trung tâm điều khiển. Hiện tại, thao tác mở Trung tâm thông báo là vuốt xuống từ phía trên, bên trái hoặc giữa màn hình, trong khi Trung tâm điều khiển – tương tự Cài đặt nhanh trên Android – lại là góc phải. Cách bố trí này tiện lợi hơn nền tảng do Google phát triển. Ảnh: Howtogeek.

>> Xem thêm: Bảng giá điện thoại Bphone tháng 9/2022

Lắc để hoàn tác. Có một số khó khăn khi gõ trên bàn phím smartphone, cho dù đó là điện thoại Android hay iPhone. Chẳng hạn, bạn không có phím tắt Ctrl + Z để hoàn tác. iPhone giải quyết vấn đề này bằng cách lắc máy. Sau khi nhập một đoạn văn bản nhưng muốn xóa đi làm lại, người dùng chỉ cần lắc nhẹ. iPhone sẽ hiển thị thông báo để hoàn tác bằng cách nhấn vào nút Undo. Ảnh: Howtogeek.

 

>> Xem thêm: Nokia C31 ra mắt: Chống nước, RAM 4 GB, pin 5.050 mAh, giá gần 6 triệu

Spotlight. iPhone có một tính năng tìm kiếm trên toàn hệ thống khá hay mang tên “Spotlight”. Nó không chỉ tìm kiếm ứng dụng hoặc danh bạ trên điện thoại mà còn có thể tìm kiếm bên trong nội dung các app, tin nhắn, ảnh, ghi chú và web. Ví dụ, nhập từ khóa “ngủ” vào thanh tìm kiếm Spotlight, công cụ sẽ đưa ra các đề xuất tìm kiếm từ Siri, ảnh Google Photos, ảnh trong ứng dụng Tin nhắn, danh sách Google Keep... và các phím tắt để tìm kiếm trong App Store hoặc Maps. Ảnh: Howtogeek.

Ứng dụng giao tiếp mặc định. Cuối cùng, Apple có một thứ mà từ nhiều năm nay Android tìm mọi cách học hỏi nhưng không đạt được: iMessage và FaceTime. Không có bất kỳ app của bên thứ 3 nào hoạt động tốt bằng công cụ của Apple. Android cũng không có ứng dụng đi kèm nào mạnh tương tự. Ảnh: Howtogeek.

 

Giá iPhone, iPad
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm