Kinh doanh và tiêu dùng

8 kiểu sạc pin khiến điện thoại nhanh hỏng, sớm vứt sọt rác, nên bỏ ngay

Nếu bạn đang có những thói quen sạc pin điện thoại như thế này thì nên thay đổi để bảo quản độ bền cho dế cưng của mình nhé!

Sedan cỡ D trở lại, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022 / Ngắm siêu xe Bentley Continental GTC Mansory Vitesse duy nhất thế giới

1. Vừa sạc vừa dùng điện thoại

Việc này không chỉ làm nóng máy hay làm tuổi thọ pin giảm đi, mà còn nguy hiểm hơn khi hầu hết những chiếc smartphone đều được làm từ chất liệu kim loại nguyên khối, tiềm ẩn rủi ro cao. Trên thực tế đã có không ít những trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra.

sac-pin-nhanh-0_1280x720-800-resize
Ảnh minh họa.

Chính vì vậy, đề đảm bảo an toàn cho điện thoại và người sử dụng thì chúng ta không nên hoặc hạn chế việc vừa sạc pin vừa dùng smartphone.

2. Dùng đến cạn pin rồi sạc
sailamkhisudungpin3

Viên pin mà các smartphone hiện nay sử dụng hầu hết thuộc loại Lithium-ion. Loại pin này rất dễ bị "chai" nếu các bạn thường xuyên sử dụng chiếc smartphone yêu quý của mình cho đến khi cạn pin. Điều này khá nguy hiểm bởi viên pin sẽ rơi vào trạng thái xả sâu và bị giảm đi khả năng giữ lại năng lượng đã được sạc, làm cho thời lượng sử dụng của máy giảm đi nhanh chóng.

3. Sạc pin qua đêm

Nếu để qua đêm pin điện thoại sẽ phải nạp đi nạp lại nhiều chu kỳ. chính vì thế tuổi thọ của pin sẽ bị giảm vì chu kỳ sạc pin của điện thoại cũng có giới hạn. Không nhưng ảnh hưởng pin mà nhiều thiết bị khác khi điện thoại sạc qua đêm cũng bị ảnh hưởng rất dễ cháy.

4. Luôn sạc đến 100% pin

Đừng nhầm tưởng rằng mỗi lần sạc pin đều phải sạc đến 100% mới là tốt cho pin điện thoại. Mỗi lần sạc pin đến 100% là bạn vô ɫìпh làm giảm tuổi thọ của pin đi đáng kể, mức sạc an toàn và giúp pin luôn khỏe là ngưỡng 20-80%.

5.Luôn để bộ sạc trong bộ cắm điện

 

Đây là thói quen mà rất nhiều người ɫhường mắc phải khi luôn để bộ sạc trong ổ cắm điện. Bởi dù không kết nối với thiết bị nhưng vẫn có một dòng điện nhỏ chạy qua bộ sạc khiến chúng vừa nhanh hỏng lại khiến bạn có thể tiêu tốn khoảng 200 nghìn đồng/năm. Bên cạnh đó, một dòng điện áp có thể tích tụ từ từ gây bắt lửa những vật dễ cháy hoặc làm chập điện máy biến áp dẫn đến hỏa hoạn.

6. Bạn sử dụng bộ sạc chung và các bộ sạc có giá thành rẻ

Mỗi điện thoại sẽ có một bộ sạc tương ứng, chúng giúp điện năng vào pin ở mức ổn định nhất phù hợp nhất. Nếu làm mất sạc bạn thay thế bằng sạc khác, bạn sẽ không đảm bảo được rằng bộ sạc đó có thích hợp với máy điện thoại của bạn hay không. Điều này dẫn đến việc pin nhanh nóng hoặc sạc mãi vẫn không đầy pin. Nếu làm mất thì hãy đến nơi mua điện thoại hoặc chắc chắn loại sạc bạn mới mua giống mô hình hoặc có mã tương thích với điện thoại đang dùng.

7. Đeo ốp lưng khi sạc

sailamkhisudungpin6

Chiếc ốp lưng xinh xắn giúp cho smartphone của bạn trông bắt mắt hơn nhiều, nhưng điều bạn không ngờ là nó khiến lượng nhiệt tỏa ra từ máy sẽ không thoát ra được mà bị giữ lại ở bên trong và lan tỏa ngược lại vào máy trong khi sạc. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng pin smartphone nhanh chóng xuống cấp, ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của pin.

 

8. Sử dụng sạc không dây quá nhiều

sailamkhisudungpin7

Sạc không dây là tính năng cao cấp được trang bị trên hầu hết các smartphone đắt tiền. Thực tế sạc không dây tỏ ra ưu thế hơn cách sạc truyền thống khi không cần phải sử dụng dây nhợ lằng nhằng. Nhưng nó có một nhược điểm lớn là làm tăng nhiệt độ pin lên rất cao, cho nên pin của máy rất dễ hỏng hóc nếu bạn lạm dụng cách sạc này. Vì thế sạc không dây chỉ mang tính "chữa cháy", tốt nhất là bạn nên sử dụng củ sạc truyền thống để tuổi thọ pin được lâu hơn.

9. Sử dụng ứng dụng kiểm soát việc sạc pin không đúng cách

Các ứng dụng kiểm soát việc sạc pin vừa miễn phí lại có thể giúp bạn theo dõi điện thoại. Tuy nhiên hãy chắc rằng bạn mua ứng dụng chính hãng hoặc có tác dụng hiệu quả. Các ứng dụng được phát triển bởi các nguồn không xác định hoặc không qua kiểm duyệt của công ty sản xuất điện thoại có thể không tương thích với ɫìпh trạng pin và khiến quá trình đánh giá pin của bạn bị ảnh hưởng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm