“Nóng” vấn đề sách giáo khoa giả vào trường học?
Đắk Lắk: Hàng nghìn sản phẩm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị kiểm tra / Chào mời mua bán công khai bộ Kit Test xét nghiệm nhanh virut Covid-19: Bộ Y tế và Tổng cục QLTT nói gì?
Hiện nay, các gia định gần như không còn đến các quầy sách, nhà sách để tự mua mà trước khi nghỉ hè nhà trường cho học sinh mang về 1 tờ giấy đăng ký có ghi sẵn các đầu sách và đồng phục cho năm học mới, tất nhiên với lời dặn học sinh nói với bố mẹ mềm mại hơn là “nhờ nhà trường mua hộ”. Vậy thực chất sách nhà trường cung cấp đã bảo đảm an toàn hay chưa? Đó là một câu hỏi rất cần được giải đáp.
Ngày 18-6, các cơ quan chức năng vừa phát hiện đường dây in, gia công, tiêu thụ gần 3 triệu cuốn sách giả gồm sách giáo khoa giả, sách tham khảo giả từ lớp 1 đến lớp 12. Theo đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và đào tạo) triệt phá thành công đường dây tội phạm có tổ chức quy mô lớn chuyên sản xuất, buôn bán hàng giả là sách giáo khoa tại Công ty CP In và văn hóa truyền thông Hà Nội và Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phú Hưng Phát (Hà Nội) để tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố.Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt quả tang và đồng loạt triển khai khám xét khẩn cấp tại 19 địa điểm, 2 văn phòng công ty, xưởng in, xưởng gia công và 15 kho hàng nằm rải rác trên địa bàn Hà Nội.
Cơ quan chức năng vừa triệt phá đường dây sản xuất và tiêu thu sách giả tại Hà Nội.
Được biết đây là đường dây sản xuất, tiêu thụ sách giả với số lượng lớn nhất cả nước từ trước tới nay. Để trông giống như thật, các đối tượng trong đường dây này còn sản xuất luôn cả tem giả. Các đối tượng còn liên kết với nhau theo đường dây từ khâu in ấn đến đóng gói, rồi tiêu thụ nhằm khép kín hoạt động. Mỗi 1 khâu là 1 doanh nghiệp điều hành.
Trả lời báo chí, lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) cho biết, do thủ đoạn các đối tượng sản xuất sách giáo khoa giả thường chia nhỏ các khâu, từ khâu in đến khâu tiếp theo gia công, đóng gói, rồi phát hành tiêu thụ nên việc xử lý các đối tượng này rất khó khăn. Đối tượng tiêu thụ sách giả của đường dây này là một số nhà sách tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc như Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh… Kết quả điều tra bước đầu cho thấy lợi nhuận thu được từ số sách giả này khoảng 50 tỉ đồng.
Tình trạng sản xuất sách giáo khoa giả như vậy thì liệu nhà trường cung ứng sách cho học sinh có bị giả hay không? Có 2 giả thiết cần được bàn luận là: Giả thiết 1 nếu thầy cô nhà trường có tâm lấy sách đúng luồng, đúng của các công ty cung cấp sách như công ty phát hành sách ở các tỉnh là đầu mối của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, giá thành đúng quy định thì có lẽ sách được bảo đảm. Giả thiết thứ 2 là sách có thể lấy không phải của các công ty có uy tín được ủy quyền của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, giá thành thấp hơn thì sách đó có thể có vấn đề về chất lượng và tỷ lệ giả rất cao.
Hai giả thiết đó có thể giả thiết thứ 2 sẽ xẩy ra nhiều hơn ở các trường khi chính thầy cô là người chưa có tâm với học trò để phân tích trước hết phải nói đến vấn đề kinh doanh của các nhà cung cấp đến các đơn vị trường như: Giả thiết 1 đến chào hàng giá công khai niêm yết có tỷ lệ % ít cho nhà trường gọi là chi phí phát hành. Giả thiết 2 đến chào hàng giá thành thấp, chi phí phát hành cao hơn. Vậy câu chuyện là nhà trường sẽ chọn mua loại sách nào? Có lẽ đây là câu hỏi mà người lãnh đạo cơ sở giáo dục sẽ tự trả lời với chính lương tâm của nhà quản lý giáo dục.
Qua tìm hiểu bước đầu được biết, năm học trước 2019 – 2020, trên địa bàn một tỉnh trung du miền núi phía Bắc đã phát hiện ra một lượng sách giả tương đối lớn tại 2 huyện miền núi khi hỏi lượng sách này lấy ở đâu và mua ở đâu? Họ chỉ nói, nhà trường đăng ký mua từ phòng GD&ĐT. Đến khi hỏi đến phòng GD&ĐT thì nhận được câu trả lời rất “hồn nhiên” từ cán bộ phụ trách phát hành là một doanh nghiệp mang đến và để lại chưa lấy tiền và hiện tại gọi ĐT thì không liên lạc được?.
Chia sẻ với một vị lãnh đạo Công ty cổ phần phát hành sách của một tỉnh cho biết; Chúng tôi cung cấp sách chính luồng của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đến các phòng làm việc còn gặp rất nhiều khó khăn với nhiều lý do các cơ sở giáo dục đưa ra là: Phí phát hành của công ty thấp …và họ đưa ra so sánh các đơn vị ngoài trả phí phát hành cao hơn, chúng tôi cũng chỉ biết nói lại là giá là như vậy tiền phát hành thì theo đúng quy định. Chính vì vậy, việc phát hành của công ty cũng gặp rất nhiều khóa khăn, thậm chí còn nhiều đơn vị chỉ lấy một ít sách của công ty cho có chúng từ còn lại là mua bên ngoài để hợp lý hóa. Qua đây để thấy rằng lượng sách giả ấy có thể sẽ bị tiếp tay từ chính những người có trách nhiệm của cơ sở giáo dục không có tâm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo