Bảo vệ người tiêu dùng

Dầu ăn 'bẩn' - trách nhiệm không thể 'trôi' theo dầu

Liên quan đến vụ việc triệt phá một đường dây chế biến dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành cho người với số lượng đã tiêu thụ lên tới hàng chục nghìn tấn tại địa bàn tỉnh Hưng Yên, người tiêu dùng không khỏi bất an khi hàng chục nghìn tấn dầu ăn dành cho vật nuôi có thể trót lọt vào chuỗi thực phẩm cho người mà không bị phát hiện trong nhiều năm.

Nhiều loại sữa đến tay người tiêu dùng với nhãn mác ghi đầy đủ nhà sản xuất, hạn sử dụng… nhưng thực tế lại là các địa chỉ “ma”, trong khi người tiêu dùng khó tự thẩm định được thật giả. Vụ án sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa qua cho thấy có lỗ hổng trong quản lý sữa.
Sau khi đường dây sản xuất, buôn bán 600 nhãn sữa giả bị Công an triệt phá, những sản phẩm sữa "tương tự" không còn trên các kênh bán hàng trực tiếp. Nhưng dưới các kênh phi chính thức nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt là qua những kênh bán hàng online, các loại sữa có dấu hiệu "mập mờ" về nhãn mác, địa chỉ sản xuất vẫn được chào bán.
DNVN - Theo phản ánh của nhiều người dân, các công ty kinh doanh mô hình dịch vụ nghỉ dưỡng dài hạn thường áp dụng hình thức tặng phiếu giảm giá, tặng kỳ nghỉ miễn phí; cung cấp quá nhiều và thổi phồng, thậm chí không đúng sự thật thông tin về lợi ích nghỉ dưỡng, cơ hội đầu tư hấp dẫn; che giấu thông tin quan trọng trong hợp đồng…
DNVN - Không lập số khám bệnh, chữa bệnh, niêm yết không đầy đủ giá dịch vụ khám chữa bệnh, quảng cáo sản phẩm đặc biệt khi chưa được Nhà nước xác nhận nội dung là những căn cứ để Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh ra quyết định xử phạt với Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh.