‘Bắt sóng’ hành vi tiêu dùng hậu Covid-19
Phân phối đa kênh ‘gọi tên’ thực phẩm Việt / Giá lợn sống tại Thái Lan tăng mạnh sau thông tin Việt Nam nhập khẩu
Theo nhận định mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Việt Nam, sự thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã đem lại sự tăng trưởng vượt bậc cho nhiều nhà bán lẻ trong mùa dịch Covid-19, và có thể “tạo bàn đạp” để duy trì và tiếp tục phát triển trong dài hạn.
Hợp tác với các nhà bán lẻ then chốt
Xét về Top 3 nhà bán lẻ ở Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong mùa dịch vừa qua dựa trên phần trăm thị phần về lượng giao dịch, như khảo sát của Kantar ở nhóm siêu thị và đại siêu thị thì có Big C (với tỷ lệ tăng trưởng 67%), hệ thống Vinmart (30%), hệ thống Coop (16%).
Với nhóm siêu thị mini thì có Bách Hoá Xanh (có tỷ lệ tăng trưởng 70%), Vinmart (86%), Satra Food (10%). Đối với kênh trực tuyến thì có Facebook (tăng trưởng 126%), Shopee (102%), Tiki (69%).
Trước mức tăng trưởng ấn tượng từ các kênh bán lẻ này, phía Kantar cho rằng, “Bài học cho các nhà sản xuất sau giai đoạn này chính là phát triển chiến lược đồng hành và hợp tác với các nhà bán lẻ then chốt”.
Dưới góc độ một doanh nghiệp (DN) trong mảng thức ăn nhanh (Fast food), ông Lê Đức Duy, Phó tổng giám đốc CTCP kỹ nghệ thực phẩm Việt Sin, cho biết kênh phân phối qua hệ thống các siêu thị hiện chiếm 70% doanh số của công ty. Điều này đến từ sự hợp tác chặt chẽ lâu dài với các siêu thị lớn từ trước, trong và sau dịch Covid-19.
Ngoài ra, theo ông Duy, phía công ty có một lượng khách hàng tiêu dùng trẻ tương đối ổn định, vốn ưa chuộng Fast food, rất phù hợp với chuỗi Trend (xu hướng) hiện giờ là tiện lợi, gọn nhẹ, tiêu dùng nhanh...Điều đó có thể bắt gặp trong các quán trà sữa, quán ăn vặt đang được mở khắp nơi, đặc biệt là ở gần các trường học. Và công ty cũng đang bám theo xu hướng đó.
Với ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc phát triển thị trường của Kantar, dự báo sẽ có sự thay đổi trong mô hình tăng trưởng, tuỳ thuộc vào bản chất của thương hiệu và ngành hàng, cũng như khác biệt về địa lý và nhân khẩu học.
Theo đó, sau dịch Covid-19, trong bốn nhóm hàng chính của FMCG thì nhóm mặt hàng sức khoẻ và vệ sinh (như nước rửa tay, sản phẩm vệ sinh bề mặt, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, mặt hàng sữa) sẽ có nhu cầu tiếp tục tăng.
Còn nhóm mặt hàng nấu ăn và ăn vặt (gia vị, đồ ăn vặt, thực phẩm gói & đông lạnh, các bữa ăn thay thế) thì sẽ ít nhu cầu hơn.
Trong khi đó, nhóm mặt hàng FMCG trở lại với nhu cầu thông thường là những nhu yếu phẩm sử dụng lâu dài (như giặt ủi, dầu gội, kem đánh răng, nước rửa chén, đồ uống không cồn).
Còn lại là nhóm mặt hàng phục hồi chậm là những mặt hàng không thường xuyên dùng như mỹ phẩm, đồ uống có cồn, nước hoa và lăn khử mùi.
Theo sát chuyển động của các kênh mua sắm
Bàn về hướng hồi phục khác nhau cho các thương hiệu và từng ngành hàng, bà Nga lưu ý điều này còn tuỳ vào tác động của dịch Covid-19 cũng như nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi như thế nào trong tương lai.
“Các DN cần kiên nhẫn đợi, người tiêu dùng sẽ quay trở lại. Chỉ có điều khi người tiêu dùng quay lại thì họ chọn sản phẩm nào, có chọn sản phẩm của công ty mình hay không là cả bài toán mà các DN phải giải”, bà Nga nói.
Theo đó, các DN cần cập nhật thường xuyên trên số liệu người mua hàng. Nhất là tìm hiểu hàng tháng hoặc hàng tuần về sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng khi tình hình dịch bệnh được cải thiện.
Các DN cũng nên dự báo về nhu cầu. Nhất là cần hiểu về nhu cầu của người tiêu dùng hậu Covid-19 và giải pháp để bù đắp những dịp sử dụng bị mất đi.
Mặt khác, theo như lời khuyên của Kantar, DN có thể tìm động lực tăng trưởng từ các hoạt động tiếp thị. Cần đặt vấn đề là những yếu tố nào của các hoạt động tiếp thị sẽ giúp đẩy nhanh tăng trưởng sau đại dịch. Chẳng hạn như quảng cáo, khuyến mãi, các hoạt động tại cửa hàng, hệ thống phân phối với những vai trò và tầm quan trọng khác nhau.
Hoặc DN nên nhắm vào những dịp sử dụng mới. Cụ thể như tìm ra những dịp sử dụng mới phát sinh trong và sau thời gian đại dịch bùng phát là cần thiết trong việc phát triển những sản phẩm mới để đáp ứng người tiêu dùng trong tương lai.
Và điều quan trọng là các DN cần “theo sát chuyển động của các kênh mua sắm”. Nhất là các kênh mới nổi như siêu thị nhỏ, cửa hàng chuyên doanh, mua sắm trực tuyến và gian hàng sẽ là các kênh quan trọng hậu Covid-19. Qua đó, DN nên tìm hiểu sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng, từ đó khám phá những cơ hội tăng trưởng mới.
Theo giới chuyên gia, nếu lâu nay các DN chỉ quen bán hàng qua các kênh tiêu thụ truyền thống thì thời điểm hậu Covid-19 là cơ hội để DN tìm hiểu và hợp tác với các kênh mới nổi, kênh bán lẻ hiện đại và kênh trực tuyến.
Còn nếu các DN vốn chủ yếu tập trung ở kênh siêu thị thì cần nhớ rằng thị trường tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn đến 80% là ở kênh truyền thống để các DN nên chọn lựa những mô hình phân phối bán lẻ phù hợp với mình cho giai đoạn hậu Covid-19.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dân tình ùn ùn tậu Toyota Innova Hycross giá chỉ 556 triệu đồng, trang bị ăn đứt Mitsubishi Xpander
‘Vua côn tay’ 350cc mới của Anh có giá 66 triệu đồng: ‘Kẻ hủy diệt’ Honda Winer X và Exciter đã tới
'Vua côn tay' 125cc cập bến thị trường Việt: Thiết kế độc lạ, có ABS 2 kênh, trang bị vượt Yamaha Exciter và Honda Winner X
Xe Vespa mạnh nhất lịch sử lộ diện, có hơn mẫu tay ga rất mạnh của Honda cũng vừa ra mắt Việt Nam?
Honda ra mắt ‘vua xe số’ 125cc thay thế Future: Giá hấp dẫn, đẹp lấn át Wave Alpha, xịn hơn Wave RSX
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
Hậu dịch Covid-19, DN cần theo sát chuyển động của các kênh mua sắm