Bí kíp của “thợ săn” ô tô cũ
Có nhiều trường hợp dân buôn xe cũ dìm giá bằng cách tự “vẽ” ra những lỗi mà người sử dụng xe bình thường khó có thể nhận định đúng hay sai.
Mitsubishi Pajero Sport giảm giá sốc, quyết đấu với Toyota Fortuner, Hyundai Santa Fe / Top 10 xe hơi sở hữu bộ la-zăng đẹp nhất trong lịch sử
Trong rất nhiều các mảng kinh doanh liên quan đến ô tô, nghề buôn xe cũ được coi là lĩnh vực dễ khởi nghiệp hơn cả vì số vốn ban đầu không quá nhiều. Thế nhưng không phải ai cũng thành công khi dấn thân vào lĩnh vực được đánh giá tiềm ẩn nhiều rủi ro này.
Dùng cả kiến thức và chiến thuật
Dịch Covid-19 bùng phát khiến lô xe cũ trót nhập về phủ bụi hàng dài trong kho, thế nhưng vừa nghe điện thoại của khách muốn bán chiếc xe VAN Chevrolet Spark đời cũ có giá chỉ hơn 100 triệu đồng, anh N.H.P - chủ một salon ô tô cũ trên đường Nguyễn Văn Linh (quận Long Biên, Hà Nội) đã bật dậy, lên đường.
Trên đường đến điểm hẹn, ông chủ salon ô tô cũ có thâm niên hơn 10 năm trong nghề giải đáp cho vẻ sốt sắng của mình: “Đơn giản vì những mẫu xe đời cũ giá rẻ này rất dễ mua, dễ bán.
Thợ xe có một số “tuyệt chiêu” để mua được xe giá tốt
Hơn nữa đang có mấy người nhờ tìm loại xe này để chở hàng nên nếu chốt được giá là có thể sang ngang luôn, kiếm chênh lệch. Thời buổi khó khăn, dùng chiêu “đặt cọc bán chênh” là an toàn nhất…”.
Khi được hỏi, mỗi chiếc xe như này “ăn” chênh được bao nhiêu? anh P. thản nhiên: “Người bán xe cũ đời sâu thường hiếm khi bán cho người thân quen vì ngại rắc rối sau này nên càng dễ đàm phán.
Thông thường, khâu trung gian sẽ kiếm được khoảng 10 - 15 triệu đồng mà không lo bị đọng vốn như những chiếc xe mua về nhập kho…”.
Thực tế, khi muốn bán chiếc ô tô đang sử dụng, nhiều người muốn bán cho khách mua về dùng để được giá hơn, không bị thợ buôn ép giá.
Tuy nhiên cuối cùng nhiều người vẫn tìm đến các salon xe cũ bởi đơn giản là rất khó tìm người có nhu cầu, còn với người quen thì lại ngại “làm giá”. Chưa kể, bán cho dân buôn xe sẽ rất nhanh gọn, chỉ cần ký hợp đồng mua bán, giao xe, giấy tờ rồi cầm tiền, các công đoạn sang tên đổi chủ do bên mua tự xử lý.
Đối với dân buôn xe cũ, yếu tố quyết định để có lợi nhuận tối đa là khả năng phân tích và định giá chiếc xe. Những chiếc ô tô đã qua sử dụng nhưng mới đi được một thời gian ngắn (thường dưới 5.000km hoặc dưới 1 năm) được gọi là “xe lướt” và về cơ bản là còn mới, không tốn quá nhiều thời gian kiểm tra.
Nhưng với những chiếc xe “đời sâu” trên dưới 10 năm, việc “rà xe, nghe máy” không hề dễ dàng. Chỉ có thợ xe mới có thể nghe được âm thanh bất thường phát ra từ những động cơ bị lỗi, ngập nước, từ đó đưa ra quyết định mua hay không.
Trong vai một người tìm mua lại chiếc Volkswagen Scirocco đời 2011 được rao giá 500 triệu đồng, PV được một “thợ săn” quen biết bày cách xem xe và trả giá.
“Phải kiểm tra kỹ nội, ngoại thất, khung gầm, động cơ, hộp số. Có một số chỗ quan trọng cần chú ý để có thể nhận biết xe đã đâm đụng hay tai nạn chưa, như: Khung, đường keo chỉ còn nguyên bản hay đã có dấu hiệu làm lại. Rồi nếu thấy nội thất còn mới mà chỉ số công-tơ-mét thấp thì nhiều khả năng xe đi ít thật. Nhưng nếu nội thất xuống cấp, ghế da nhăn nheo, thậm chí nứt mà công-tơ-mét thấp, rất có thể xe đã bị “tua công”.
“Khó nhất là việc xem động cơ - hộp số. Nếu chưa có kinh nghiệm chỉ có thể xin chủ xe cho chạy thử. Bên cạnh việc kiểm tra bằng mắt xem xe có chảy dầu, bảng táp-lô có sáng đèn báo lỗi, người mua cần tự mình lái, cảm nhận xem vào số có bị giật, ga xe có tăng tốc tốt hay bị ì; phanh có tiếng rít hay không…”, người này nói và cho biết, nếu là thợ, tiếp xúc với ô tô cũ thường xuyên thì chỉ xem đời xe, công-tơ-mét và vài chi tiết nhỏ là có thể “đọc vị” rất nhanh.
Thông thường để định giá một chiếc xe, dân buôn xe cũ thường căn cứ vào mức giá chung của các đời xe đang bán trên thị trường, sau đó tùy vào mức độ xuống cấp, hư hỏng của từng mẫu xe để khấu trừ và đàm phán giá. Mức giá có thể “chốt” sẽ thấp hơn mặt bằng chung từ 10 - 20 triệu đồng thì bán lại mới có lãi.
Bí kíp để đàm phán được mức giá tốt là chỉ ra được những lỗi, chi tiết cần phải bảo dưỡng, sửa chữa sau khi mua để chủ xe thấy sự hợp lý. Chẳng hạn như màu sơn không được chuộng hay loại xe khó bán, phải dọn xe…
Thậm chí, có nhiều trường hợp dìm giá bằng cách tự “vẽ” ra những lỗi mà nếu người sử dụng xe bình thường khó có thể nhận định đúng hay sai.
Một kinh nghiệm xương máu của dân buôn xe nếu không muốn gặp phải rắc rối là vấn đề pháp lý, như: Xe có bị “phạt nguội”, có sang tên được hay không.
“Có lần mình đã xem xe, chốt giá xong xuôi hết với ông chồng nhưng đến lúc làm hợp đồng mua bán vợ không đồng ý nên phải về tay không. Thậm chí, nếu không kiểm tra cẩn thận, gặp phải xe gian, thế chấp… sẽ rất phiền phức”, “thợ săn” xe chia sẻ.
…và những rủi ro khó lường
Anh A.T - một thợ buôn xe cũ chuyên nghiệp và có một salon ô tô cũ trên đường Dương Đình Nghệ (Hà Nội) chia sẻ: “Bên cạnh những cách xem xe, trả giá, việc đầu tiên khi muốn mua được ô tô cũ là phải có… nguồn tin”.
Vừa nói dứt lời, anh mở điện thoại, vào ứng dụng Zalo và chỉ vào các nhóm chia sẻ thông tin xe cũ. Thợ buôn bán ô tô cũ thường sẽ có rất nhiều nhóm “hoa tiêu” trên mạng xã hội.
Các “hoa tiêu” này sẽ nhắn thông tin về chiếc xe có nhu cầu bán, giá cả để thợ xe cân đối và quyết định đi tìm. Xe nào mua được theo “hoa tiêu” sẽ phải trả hoa hồng như thỏa thuận từ trước.
Tương tự, những người buôn ô tô cũ cũng sẽ có các cộng tác viên bán xe. Những người này không bỏ vốn ra mua xe về bán nhưng sẽ bán xe cho salon hoặc người buôn ô tô cũ và nhận hoa hồng theo thỏa thuận. Tuy nhiên, mức hoa hồng sẽ được thỏa thuận tại thời điểm bán bởi giá xe thay đổi tùy từng lúc.
“Có những lần mình đi mua xe ở xa, mới chỉ vừa thanh toán với bên bán, đang đi xe trên đường về Hà Nội đã có người hỏi mua luôn chiếc xe này. Về đến Hà Nội là kiểm tra và giao xe, chưa kịp dọn dẹp gì. Nhiều lúc đi mua xe cũ đơn giản vì biết có người đang cần tìm mua chiếc xe này nên việc bán rất thuận lợi. Nghề này là mua của người chán, bán cho người cần là vậy”, thợ xe cười nói.
>> Xem thêm:Bảng giá ôtô Honda tháng 7/2021
Tuy vậy, cũng có không ít lần dân buôn xe cũ phải ngậm quả đắng.
“Đôi khi, thông tin người bán mô tả về xe không đúng nên khi thợ xe đến nơi xem phát hiện ra xe lỗi hay đã từng tai nạn nặng rất mất thời gian lại không mua được xe. Hay có nhiều xe mất vài triệu mang vào hãng kiểm tra xong cũng không mua được. Thậm chí, có khi mất cả tháng đi xem hàng chục xe cũng không mua được cái nào. Đấy là chưa kể chỉ sơ sểnh mua phải xe lỗi phải chấp nhận bán lỗ.
“Khi thị trường xuống, người mua xe ít, nhiều người dùng tiền vay để găm hàng chẳng khác nào đang ngồi trên đống lửa. Nhiều khi muốn quay vòng tiền nhanh hơn cũng đành chấp nhận bán tháo. Vì thế buôn ô tô cũ bán lỗ là chuyện rất bình thường”, thợ xe trải lòng.
“Nghề buôn bán ô tô cũ một phần cũng là do lộc. Năm 2020 dù khó khăn, xe bán ít nhưng có lộc buôn bán nên thu nhập trung bình tháng cũng khoảng 150 triệu đồng. Thế nhưng mình biết cũng có nhiều người phải bỏ nghề vì xe nhập về không đẩy được hàng để xoay vòng trong khi chi phí cửa hàng, kho bãi và vốn đầu tư phải bỏ ra rất lớn”, anh này tâm sự.
>> Xem thêm: Bảng giá ôtô Suzuki tháng 7/2021: Swift 2021 lên kệ
“Quay vòng” xe cũ, lãi trung bình 8 - 10%
Một “thợ săn” xe cũ cho hay, thông thường, đối với những mẫu xe phổ thông được tìm mua nhiều, mỗi chiếc xe cũ bán ra, người buôn bán ô tô cũ lãi từ 8 - 10%. “Ví dụ bán một chiếc xe 300 triệu đồng thì lãi từ 25 - 30 triệu đồng. Tuy nhiên, trong số này có cả tiền cho “hoa tiêu”, rồi chi phí dọn xe. Nếu vay ngân hàng thì còn có cả tiền lãi rồi nhiều chi phí khác”, người này nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Smartphone ‘nồi đồng cối đá’, pin 6.000 mAh, RAM 8 GB, giá hơn 4 triệu đồng
Giá xe Honda Future 125 FI tháng cuối 12/2024 rẻ như 'bèo', được săn đón hơn Wave Alpha và RSX
Xe hơi đẹp mê ly, giá gần 490 triệu đồng, so kè cùng Mini Cooper
‘Cực phẩm côn tay’ 150cc giá 37,3 triệu đồng sắp ra mắt, có ABS như Yamaha Exciter và Honda Winner X
"Vua côn tay" 150cc của Honda bất ngờ giảm đậm 23 triệu đồng
Mẫu iPhone là lựa chọn hấp dẫn tầm giá dưới 10 triệu đồng năm 2024
Cột tin quảng cáo