Kinh doanh và tiêu dùng

Các hãng ôtô giảm sản lượng mùa thấp điểm

Sản lượng ôtô nội địa tại Việt Nam ghi nhận tháng sụt giảm thứ 3 liên tiếp, giữa lúc thị trường ôtô Việt Nam đang có khởi đầu tương đối chậm trong năm mới.

Tín hiệu khởi sắc ở thị trường xe bán tải / SUV động cơ tăng áp, thiết kế sang chảnh, giá hấp dẫn

Sản lượng xe lắp ráp trong nước tiếp tục giảm. Ảnh: Việt Linh.

Báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy trong tháng 2, ước tính có khoảng 15.900 ôtô xuất xưởng từ các dây chuyền lắp ráp và sản xuất trong nước.

>> Xem thêm: Sau 2 năm sử dụng, xe điện VinFast VF 8 'lướt' trượt giá ngang một chiếc Huyndai Accent

Giảm sản xuất để thích ứng

So với sản lượng 21.600 ôtô đạt được trong tháng đầu năm, hoạt động sản xuất ôtô tại Việt Nam theo ước tính đã sụt giảm gần 26,4%. Thậm chí nếu so với số lượng ôtô nội địa từng đạt được vào tháng 2/2023, sản lượng ôtô trong nước tại Việt Nam đã sụt giảm đến 25,3%.

Lũy kế từ đầu năm, tổng sản lượng ôtô nội địa tại Việt Nam ước đạt 37.500 xe các loại. Đặt cạnh sản lượng ôtô nội địa từng đạt được trong 2 tháng đầu năm ngoái, số lượng ôtô lắp ráp trong nước của Việt Nam chỉ đạt tương đương 90,2%.

 

>> Xem thêm: ‘Kẻ ngáng đường’ Mitsubishi Xpander giảm giá 70 triệu đồng

Như vậy sau thời điểm tăng mạnh sản lượng từng ghi nhận vào tháng 11/2023, hoạt động sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước đang có dấu hiệu chững lại khi đã giảm năng suất trong 3 tháng liên tiếp.

Trước đó, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy số lượng ôtô sản xuất và lắp ráp trong nước ở tháng 12/2023 đạt 27.900 xe, giảm khoảng 9.200 xe so với sản lượng từng ghi nhận trong kỳ báo cáo tháng 11/2023.

>> Xem thêm: Mitsubishi Xforce giảm giá mạnh tại Việt Nam, quyết đấu với Toyota Corolla Cross, Hyundai Creta


Thị trường được dự báo còn ảm đạm

Đà sụt giảm trong sản lượng ôtô nội địa diễn ra giữa lúc thị trường ôtô Việt Nam ghi nhận doanh số không mấy khả quan trong tháng đầu năm.

 

>> Xem thêm: Đối thủ của Ford Ranger giảm giá mạnh trong tháng 3/2024

Trao đổi với Tri Thức - Znews, Toyota Việt Nam nhận định 3 tháng đầu năm là giai đoạn nhu cầu thị trường thường ở mức thấp hơn so với các tháng khác trong năm. Đặc biệt, với các tháng đầu năm 2024, nhu cầu của thị trường thấp hơn cùng kỳ những năm trước, do khách hàng ưu tiên mua xe trong dịp cuối năm 2023 để được hưởng ưu đãi 50% lệ phí trước bạ của Chính phủ. Đồng thời, do ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế vĩ mô còn khó khăn nói chung, thu nhập bị ảnh hưởng khiến khách hàng cân nhắc kỹ hơn khi chi tiền cho các mặt hàng giá trị cao như ôtô.

Báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy trong tháng 1, tổng doanh số toàn thị trường đạt 19.243 xe, tương đương mức sụt giảm 50% so với tháng cuối năm 2023.

>> Xem thêm: Không phải Thái Lan, đây mới là nhà cung cấp ô tô lớn nhất của Việt Nam đầu năm 2024

Doanh số xe lắp ráp trong nước đạt 9.783 xe, giảm 59% so với tháng trước. Tương tự, doanh số nhóm ôtô nhập khẩu cũng thấp hơn 36% so với tháng cuối năm ngoái và đạt lượng tiêu thụ 9.460 xe.

 

Trước đó, báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng đầu năm, Việt Nam đã hoàn tất nhập khẩu 6.955 ôtô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch vượt hơn 145 triệu USD. So với tháng 1/2023, ôtô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam đã giảm 51,8% về lượng và thấp hơn 53,7% về tổng giá trị kim ngạch.

xe lap rap anh 1

Số lượng ôtô nhập khẩu vào Việt Nam cũng sụt giảm trong giai đoạn đầu năm. Ảnh: T.T.

Theo báo cáo bán hàng trong tháng đầu năm, Mitsubishi Xpander đang tạm thời là ôtô bán chạy nhất Việt Nam với tổng doanh số 1.285 xe, bao gồm hơn 93% xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia. Ford Ranger đứng thứ nhì toàn thị trường với tổng lượng tiêu thụ 1.143 xe, còn Hyundai Accent và Mazda CX-5 lần lượt đạt doanh số 916 xe và 807 xe.

Có khởi đầu tương đối chậm chạp, thị trường ôtô Việt Nam được dự báo còn nhiều khó khăn trong năm 2024. Ở thời điểm này, các đại lý và hãng xe vẫn đang tích cực triển khai ưu đãi, khuyến mại nhằm kích cầu thị trường và gia tăng doanh số.

 

Bên cạnh việc kích thích tiêu dùng với khách hàng, nhiều hãng xe chọn cách tối ưu hoạt động vận hành, sản xuất dựa trên nhu cầu thị trường để hạn chế tồn kho và "tích trữ" nguồn lực cho các giai đoạn tiếp theo. Điều này có thể khiến một vài mẫu xe có tình trạng khan hàng và người mua sẽ phải chờ đợi để lấy xe hoặc xuất hiện tình trạng "bia kèm lạc".


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm