Các hãng xe điện Trung Quốc 'tăng ga' thống trị sân nhà: Thời hoàng kim của nhà sản xuất phương Tây sắp lụi tàn?
Top 10 xe điện hạng sang tốt nhất năm 2023: BMW i7 đầu bảng / Những điểm khác biệt giữa ô tô số sàn và số tự động
Từ quốc gia đuổi theo xu hướng đến người tiên phong
Doanh số của các hãng ô tô nội địa ở Trung Quốc đã vượt xa doanh số của các đối thủ phương Tây. Điều này báo hiệu các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc ngày càng có sức ảnh hưởng, cũng như thành công của các chính sách.
>> Xem thêm: MG7 ấn định thời gian ra mắt tại Việt Nam, cạnh tranh với Toyota Camry, Kia K5
Các hãng xe nội địa chiếm 54% thị trường ô tô của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng so với tỷ lệ 48% cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần thứ hai liên tiếp các thương hiệu của Trung Quốc vượt mặt nước ngoài.
Từ khi được phép thành lập liên doanh với các đối tác địa phương cách đây nhiều thập kỷ, các nhà sản xuất phương Tây đã thống trị Trung Quốc. Một số hãng đã kiếm bộn tiền khi đất nước này vượt Mỹ trở thành thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Nhưng khi các thương hiệu nội địa bán ô tô chạy hơn các đối thủ nước ngoài, thời kỳ hoàng kim của phương Tây đã kết thúc.
>> Xem thêm: Toyota Fortuner Hybrid 2024 lộ diện trước ngày trình làng
Cuộc cách mạng ô tô của Trung Quốc được thúc đẩy bởi xe điện và xe bybrid plug-in. Dẫn đầu danh sách 10 nhà sản xuất xe điện bán chạy nhất Trung Quốc vào tháng 6 là BYD. Tesla là nhà sản xuất ô tô nước ngoài duy nhất lọt vào danh sách này.
Dữ liệu cho thấy doanh số bán xe điện và xe hybrid plug-in nửa đầu năm 2023 tăng 44%, lên hơn 3,5 triệu xe, chiếm khoảng 1/3 tổng doanh số và tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số chuyên gia trong ngành dự đoán ô tô điện ở Trung Quốc sẽ bán chạy hơn ô tô xăng trong 4 năm tới. Với việc theo đuổi điện khí hoá từ năm 2009, Trung Quốc từ quốc gia chạy theo xu hướng xe điện thành quốc gia dẫn đầu.
>> Xem thêm: Giá lăn bánh Honda City 2023 vừa ra mắt tại Việt Nam: Thấp nhất hơn 600 triệu đồng
Trong những thập kỷ qua, các nhà sản xuất ô tô toàn cầu bao gồm Volkswagen và General Motors đã đổ xô vào Trung Quốc để tìm kiếm cơ hội bù đắp cho sự suy giảm ở Mỹ và châu Âu. Nhưng sau khi doanh số bán ô tô của Trung Quốc đạt đỉnh năm 2017, thị trường này trở thành vấn đề đau đầu của các hãng vẫn dựa vào doanh số bán xe xăng. Theo công ty tư vấn Automobility có trụ sở tại Thượng Hải, vào năm 2022, doanh số bán xe động cơ đốt trong thấp hơn khoảng 8 triệu chiếc so với mức đỉnh năm 2017.
>> Xem thêm: Chiêm ngưỡng thiết kế chính thức đẹp mê hồn của Hyundai Santa Fe 2024 sắp ra mắt
Doanh số bán ô tô của BYD đã vượt mặt Volkswagen trong 5 tháng đầu năm 2023.
Kế hoạch của các hãng xe phương Tây
Vẫn còn phải chờ xem liệu các hãng xe nước ngoài có thể làm chậm đà phát triển của các đối thủ Trung Quốc hay không.
>> Xem thêm: Loạt ôtô Chery ra mắt tại Việt Nam trong tháng 8/2023
Vào năm 2017, Ford đã hứa tất cả các phương tiện do họ sản xuất sẽ có mẫu xe điện vào năm 2025. Nhưng khi xe điện Mustang Mach-E ế ẩm, Ford cho biết họ đang giảm đầu tư vào Trung Quốc.
Honda hiện đang cung cấp 5 mẫu xe điện tại Trung Quốc. Hãng này có kế hoạch điện khí hoá trong 5 năm, nhằm mục tiêu chỉ bán xe điện tại Trung Quốc vào năm 2035. Mặc dù vậy, các hãng Trung Quốc đang tung ra mẫu mới nhanh hơn, thu hút nhiều người dùng hơn. Các nhà sản xuất nước ngoài không còn có thể thành công chỉ bằng cách mang đến những mẫu xe được ưa chuộng ở nước ngoài.
Sự trỗi dậy của các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc là minh chứng cho thành công của các chính sách công nghiệp Bắc Kinh. Để xây dựng thị trường xe điện, Trung Quốc đã tài trợ cho các nhà sản xuất nội địa, trợ cấp doanh số, thúc đẩy ngành cùng các mục tiêu sản xuất và tiêu chuẩn khí thải chặt chẽ hơn.
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc chiếm hơn một nửa thị phần bán buôn cả nước trong nửa đầu năm 2023.
Việc sớm tập trung vào điện khí hóa phương tiện giao thông công cộng và các đội xe đã giúp đảm bảo doanh thu của các nhà sản xuất xe điện. Đồng thời, Trung Quốc còn tạo ra một mạng lưới sạc xe điện trên toàn quốc.
Vào năm 2015, xe điện chiếm vị trí trọng yếu trong kế hoạch “Made in China 2025” của Bắc Kinh. Đãi ngộ về thuế và nhiều ưu đãi khác giúp thúc đẩy nhu cầu người tiêu dùng. Nhưng để thực hiện được điều đó, Trung Quốc đã phải chi rất nhiều tiền.
Nhà nghiên cứu Scott Kennedyn về các chính sách kinh tế của Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, ước tính Trung Quốc đã chi khoảng 1,25 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 173 tỷ USD, để hỗ trợ lĩnh vực phương tiện năng lượng mới từ năm 2009 đến năm 2022.
Sau một thập kỷ không thành công, Bắc Kinh đưa Tesla vào để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc và thúc đẩy tinh thần cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước. Kể từ đó, xe điện làm thay đổi khung cảnh tại các thành phố lớn.
Ảnh: Getty Images
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cũng đang tiến ra toàn cầu. Theo dữ liệu của Automobility, quốc gia này đã vượt qua Nhật Bản trong quý đầu tiên của năm 2023 để trở thành nhà xuất khẩu ô tô lớn nhất, mặc dù khoảng 3/4 trong số 1,1 triệu ô tô được xuất khẩu ra nước ngoài là các mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Honda ra mắt xe côn tay 110 phân khối, thắng đĩa, màn hình LCD, giá hơn 23 triệu đồng
Toyota Innova bỏ xa Mitsubishi Xpander về doanh số
Honda chính thức mở bán ‘vua xe ga’ 250cc mới đẹp át vía Air Blade và SH: Có ABS 2 kênh, giá cực mềm
Mẫu xe ga xịn nhất của Honda chính thức ra mắt: Thiết kế đẹp mê ly, trang bị vượt xa SH, giá hấp dẫn
Honda chính thức ra mắt ‘vua côn tay’ 250cc mới chất hơn Winner X, trang bị đè bẹp Exciter, giá mềm
Yamaha chính thức ra mắt ‘vua xe ga’ 125cc mới đẹp lấn át Honda SH Mode và Vision, giá 60 triệu đồng