Cẩn thận với 3 kiểu cuộc gọi lừa đảo: Chỉ cần nghe máy là tài khoản có thể ‘bay màu’
Bảng giá máy tính bảng Android tháng 4/2025: Giảm giá ‘sập sàn’ / Bảng giá iPad tháng 4/2025: Thêm 2 sản phẩm mới
Giả mạo cơ quan chức năng: “Anh/chị đang bị điều tra...”
Đây là chiêu trò cực kỳ phổ biến và cũng cực kỳ nguy hiểm. Kẻ gian thường giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án hay thậm chí là nhân viên ngân hàng, rồi gọi điện hù dọa rằng bạn đang “liên quan đến vụ án rửa tiền” hay “có giấy triệu tập khẩn”... Nghe thì nghiêm trọng, nhưng mục đích chính là khiến bạn hoang mang và tự động cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền theo yêu cầu để “hỗ trợ điều tra”.

Ảnh minh hoạ.
Có những cuộc gọi còn phát nhạc nền lạ, giọng nói lạnh lùng và yêu cầu làm theo chỉ dẫn. Nhưng thực chất tất cả đều là video hoặc âm thanh giả mạo bằng AI, được dàn dựng kỹ lưỡng để đánh lừa bạn.
Quan trọng nhất: KHÔNG có cơ quan nhà nước nào yêu cầu nộp tiền hay cung cấp thông tin qua điện thoại. Mọi thủ tục đều phải làm trực tiếp, có giấy tờ rõ ràng. Thế nên, nếu ai gọi tự xưng là công an và nói “chuyển tiền gấp”, hãy mạnh dạn tắt máy và báo cáo ngay!
Gọi từ số quốc tế lạ: Bẫy gọi lại là mất tiền như chơi
Nếu bạn nhận được cuộc gọi nhỡ có đầu số + hoặc 00, nhưng không phải mã vùng Việt Nam (+84) – ví dụ như Modova (+373), Tunisia (+216), Burkina Faso (+226)... thì tốt nhất đừng gọi lại.
Các cuộc gọi này thường xuất hiện vào buổi tối hoặc đêm khuya, đánh vào sự tò mò của người nhận. Nhưng khi bạn gọi lại, cước phí sẽ được tính cực kỳ cao vì đó là số quốc tế lừa đảo, và bạn có thể mất vài trăm ngàn, thậm chí hàng triệu chỉ sau vài phút nghe máy.
VNPT đã từng phát cảnh báo rõ ràng: "Nếu không quen biết, không liên lạc trước, đừng bao giờ gọi lại số lạ quốc tế, dù chỉ một lần."
Yêu cầu cung cấp OTP, số thẻ, mã PIN: Cảnh giác tuyệt đối
Đây là kiểu lừa thường thấy nhất thời gian gần đây. Bạn sẽ nhận được cuộc gọi từ một người lạ tự xưng là đại diện ngân hàng, công ty tài chính, dịch vụ điện tử... và thông báo bạn vừa trúng thưởng hoặc cần xác minh giao dịch lạ. Nghe có vẻ quan trọng và hấp dẫn, nhưng sau đó họ sẽ yêu cầu bạn đọc mã OTP, mật khẩu, số tài khoản để “xác nhận thông tin”.
Chỉ cần bạn làm theo, tài khoản ngân hàng sẽ bị rút sạch trong vòng vài phút!
Nhớ kỹ: Không ai được quyền hỏi bạn thông tin bảo mật ngân hàng qua điện thoại, kể cả là ngân hàng thật. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy chủ động liên hệ tổng đài chính thức của ngân hàng để xác minh.
Lừa đảo qua điện thoại tinh vi đến mức nào?
Theo thống kê của Liên minh Chống Lừa đảo Toàn cầu, trong năm 2024, các vụ lừa đảo qua điện thoại đã khiến người dân thiệt hại hơn 1.000 USD mỗi vụ. Hầu hết các nạn nhân đều bị đánh lừa qua các cuộc gọi, tin nhắn sử dụng chiêu thức “kỹ thuật xã hội” – tức là đánh vào cảm xúc, tâm lý để điều khiển hành vi.
Google đã phải triển khai hàng loạt giải pháp mới để bảo vệ người dùng. Một trong số đó là tính năng Scam Detection – sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích tin nhắn SMS, MMS, RCS và cảnh báo ngay nếu phát hiện nội dung đáng ngờ. Điểm cộng lớn là AI xử lý trực tiếp trên thiết bị, không lưu trữ dữ liệu người dùng nên đảm bảo an toàn thông tin.
Tính năng này hiện đang được Google kích hoạt mặc định với các tin nhắn từ số lạ tại Mỹ, Anh và Canada, và dự kiến sẽ sớm có mặt tại nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Làm sao để tra cứu số điện thoại lừa đảo?
Nếu bạn nghi ngờ một số điện thoại là lừa đảo, có rất nhiều cách để kiểm tra:
Gọi tổng đài nhà mạng:
Viettel: 18008098
Vinaphone: 18001091
Mobifone: 18001090
Phản ánh về số lừa đảo qua đầu số 156:
Gửi tin nhắn miễn phí theo cú pháp:
Phản ánh tin nhắn rác: S [số điện thoại] [nội dung] gửi 156
Phản ánh cuộc gọi rác: V [số điện thoại] [nội dung] gửi 156
Phản ánh cuộc gọi lừa đảo: LD [số điện thoại] [nội dung] gửi 156
Hoặc gọi trực tiếp 156 để được hỗ trợ.
Sử dụng ứng dụng tra cứu số lạ như Truecaller, Specialized... Các app này có thể giúp bạn kiểm tra nhanh thông tin từ hàng triệu số điện thoại đã được người dùng khác đánh dấu là spam hay lừa đảo.
Trong thời buổi “lừa đảo công nghệ cao” nhan nhản như hiện nay, chỉ một cú click hay một câu trả lời nhẹ dạ cũng có thể khiến bạn mất sạch tiền trong tài khoản. Vì vậy, hãy tỉnh táo, đừng cả tin và luôn kiểm tra kỹ mọi thông tin trước khi phản hồi bất kỳ cuộc gọi lạ nào.
Người dùng cần nhớ rõ là không cung cấp OTP, không gọi lại số lạ, không chuyển tiền nếu chưa xác minh. Mạng xã hội và internet có thể là con dao hai lưỡi, và sự an toàn của bạn phụ thuộc rất nhiều vào sự cảnh giác và hiểu biết mỗi ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Bảng giá xe Subaru tháng 4/2025: Giảm giá 200 triệu đồng
Top 10 ôtô ế khách nhất tại Việt Nam tháng 3/2025: Honda Accord đứng đầu
Hyundai Elantra 2025 trình làng: Thêm phiên bản hybrid, thiết kế ‘chất’, công nghệ xịn, giá từ 479 triệu, tuyên chiến Honda Civic, Toyota Corolla Altis
Smartphone ‘nồi đồng cối đá’, chip Snapdragon 7s Gen 3, pin 7.300mAh, giá từ 6,59 triệu đồng
Smartphone chống nước, độ bền quân đội, cấu hình tốt, pin 6.500mAh, giá siêu hời

SUV sang chảnh như Mercedes-Maybach GLS 600, công suất 509 mã lực, giá ngang Honda CR-V