Hàng hóa đầy ắp các siêu thị trong ngày đầu Hà Nội siết chặt chống dịch
CLIP: Nghịch lý rau xanh "đội giá" ở TP Hồ Chí Minh, nông dân vẫn "khóc ròng" / Hà Nội: 3 kịch bản tăng trưởng cho 6 tháng cuối năm
Từ 0h00 ngày 19/7, thành phố Hà Nội đã chính thức thực hiện Công điện của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, về việctriển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phốtrước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước. Sáng 19/7, tại các chợ truyền thống, siêu thị và trung tâm thương mại của Hà Nội, lượng giao dịch mua hàng hóa tiêu dùng thiết yếu diễn ra bình thường, không có cảnh đông người chen lấn mua gom đồ thiết yếu vì tâm lý tích trữ.
Bất ngờ vì siêu thị vắng vẻ, hàng hóa ngập tràn
Chị Trần Bích Ngọc, nhà ở Giáp Nhị (quậnHoàng Mai) đi mua sắm tại MegaMarket sáng nay (18/7) cho biết, thấy bất ngờ khi siêu thị tràn ngập hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, trong khi lượng người đến mua đồ vắng vẻ, không như chị hình dung đến cảnh người dân tập trung mua gom tích trữ hàng hóa như vẫn diễn ra ở nhiều tỉnh, thành khác.
“Mình có chút lo lắng và đã chuẩn bị tâm lý trước khi đi mua đồ dùng thiết yếu, vì nghĩ rằng “tâm lý đám đông” khiến nhiều người cùng đi mua, sẽ khiến hàng hóa thiếu hụt và việc thanh toán sẽ rất khó khăn. Nhưng vào đây thấy hoạt động diễn ra bình thường, hàng hoá ngập tràn, người mua thưa thớt thậm chí còn vắng hơn những ngày khác nên thấy yên tâm và chỉ mua lượng hàng đủ dùng trong ngày, đảm bảo dưỡng chất”, chị Ngọc cho biết.
Không có tâm lý mua hàng tích trữ và thể hiện là người tiêu dùng thông thái, anh Tống Trường Giang, ở phố Lê Văn Hưu (quận Hai Bà Trưng) cho biết, nghe thông tin trênđài, báo thấy lượng hàng dự trữ tại các siêu thị lớn, trong khi các chợ vẫn hoạt động nên không lo lắng, thậm chí còn chưa tính đến việc đi chợ trong ngày hôm nay.
“Nhiều người đổ xô đi mua hàng hóa là tâm lý cố hữu. Tự nhiên đồng loạt ra chợ chen lấn, xô đẩy tranh nhau từng mớ rau hay miếng thịt, tiểu thương thì lơi dụng tình hình tăng giá thực phẩm. Nhiều người ôm đồm hàng hóa từ chiều hôm qua thì nay mai thoải mái mà ăn đồ cũ. Các ông, bà nào tích trữ lắm thì chịu khó sấy mì và dọn tủ lạnh”, anh Giang bày tỏ quan điểm.
Siêu thị đảm bảo hàng hóa đầy đủ trên quầy kệ
Việc thành phố Hà Nội không thực hiện đóng cửa các chợ đầu mối, chợ dân sinh khiến hàng hóa tiêu dùng thiết yếu sáng nay không thiếu. Các siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn thành phố cũng nhờ đó mà giảm áp lực cung ứng hàng hóa.
Cụ thể như hệ thống VinMart/VinMart+ tại Hà Nội chiều và tối 18/7 ghi nhận số lượng người mua sắm tăng cao. Nhóm hàng nhu yếu phẩm, hàng tươi sống, rau và trái cây,...được khách hàng lựa chọn nhiều, dẫn đến tình trạng trống kệ cục bộ các mặt hàng này tại một số điểm bán.
Theo ông Khúc Tiến Hà, Giám đốc vận hành VinMart miền Bắc, ngay từ đầu mùa dịch, đặc biệt trong đợt bùng phát thứ 4 của dịch COVID-19với những diễn biến phức tạp, hệ thống VinMart/VinMart+ đã tăng cường chuẩn bị các kịch bản đảm bảo chuỗi cung ứng phó với mọi tình huống của dịch bệnh.
“Riêng tại Hà Nội, hệ thống đã làm việc với các nhà cung cấp lớn tăng lượng dự trữ hàng hóa lên gấp 3 lần, nhằm đảm bảo bảo hàng hóa đầy đủ trên quầy kệ tại tất cả các điểm bán. Ngoài ra, để đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, VinMart/VinMart+ luôn chủ động làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tại các địa phương nhằm giúp các xe chở hàng hóa, lương thực thiết yếu được lưu thông nhanh chóng”, ông Hà cho biết.
Cũng theo ông Hà, hiện nay hệ thống đã linh động xây dựng các phương án giao hàng tiện lợi nhanh chóng cho khách hàng như dịch vụ “Đi chợ hộ”, đặt mua hàng hóa qua các ứng dụng điện tử như VinID, Now, Lazada...hay đặt hàng online trên websitehttps://vinmart.com và thanh toán không dùng tiền mặt.
“Người tiêu dùng hoàn toàn tin tưởng vào năng lực sản xuất, cung ứng hàng hóa nội địa từ các doanh nghiệp uy tín. Việc đổ xô mua sắm, tích trữ hàng hóa lúc này là không cần thiết, tập trung đông người sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh”, ông Hà khuyến cáo.
BRGMart tăng 300% lượng dự trữ nhóm hàng thiết yếu
Tương tự như VinMart/VinMart+, thực hiện Công điện của TP Hà Nội, Công ty TNHH bán lẻ BRG (BRG Retail) đã chủ động xây dựng phương án bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu với mức giá không đổi tại hệ thống siêu thị, minimart nhằm góp phần phòng chống dịch, tham gia bình ổn tâm lý và giá cả trên thị trường.
Ông Nguyễn Thái Dũng, Chủ tịch BRG Retail cho hay, đợt này Công ty BRG Retail đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng dự trữ hàng hóa tại từng điểm bán lên khoảng 300% và tăng gấp 10 lần tại kho hàng trung tâm. Trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm 13 mặt hàng thiết yếu cần bình ổn giá bao gồm gạo, thịt gà, trứng gà, thực phẩm chế biến, đồ hộp, thủy hải sản đông lạnh, bún mỳ phở ăn liền, dầu ăn, gia vị, rau củ quả…
“BRGMart cam kết không tăng giá các mặt hàng thiết yếu để cùng chung tay phòng chống dịch. BRGMart thực hiện nhiều chương trình khuyến mại với một số sản phẩm thuộc nhóm hàng hóa thiết yếu. BRGMart đảm bảo hàng hóa thiết yếu trong mọi tình huống để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân”, ông Dũng cho biết.
Cũng theo ông Dũng, bên cạnh kênh mua hàng trực tiếp, hệ thống siêu thị, Minimart thuộc BRGMart tiếp tục phát triển và đẩy mạnh các kênh mua sắm trực tuyến để phục vụ khách hàng như đặt hàng qua App BRG Shopping, Hotline, Fanpage… và dịch vụ giao hàng tại nhà. Đặc biệt, khi sử dụng thẻ BRG Elite, quý khách hàng sẽ được tích lũy thêm 2% tại BRGMart và hưởng thêm một số đơn vị thuộc Tập đoàn BRG./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Smartphone ‘nồi đồng cối đá’, pin 6.000 mAh, RAM 8 GB, giá hơn 4 triệu đồng
Honda ra mắt ‘xe ga quốc dân’ 125cc mới giá 28 triệu đồng đẹp lấn át LEAD, có màn TFT xịn hơn Vision
"Vua côn tay" 150cc của Honda bất ngờ giảm đậm 23 triệu đồng
Xe hơi đẹp mê ly, giá gần 490 triệu đồng, so kè cùng Mini Cooper
Sedan hạng B đua khuyến mại cuối năm: Hyundai Accent, Honda City... cùng chạm đáy - có mẫu chỉ 419 triệu đồng
Mẫu Galaxy 5G "kín tiếng" nhưng cấu hình ổn trong tầm giá 5 triệu: Thiết kế thanh tú, camera 50MP