Kinh doanh và tiêu dùng

Làm gì để không bị lộ ảnh nhạy cảm trên smartphone?

Bật xác thực 2 yếu tố, mã hóa file ảnh và xóa dữ liệu vị trí là các biện pháp được chuyên gia khuyến nghị để giữ bí mật những bức ảnh nhạy cảm lưu giữ trên điện thoại.

Oppo Find X6 Pro ra mắt, giá từ 20,52 triệu đồng / Smartphone chip S695 5G, RAM 8 GB, pin 6.000 mAh, sạc siêu tốc, giá rẻ bất ngờ

Nhiều người dùng có nhu cầu giữ ảnh riêng tư, đây cũng là dữ liệu bị nhiều kẻ xấu nhắm đến. Ảnh: iStock.

Chụp và lưu giữ những bức ảnh cá nhân là nhu cầu của nhiều người dùng điện thoại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết giữ những hình ảnh này an toàn khỏi kẻ trộm hoặc hacker, như đã thấy trong nhiều vụ rò rỉ ảnh khỏa thân của người nổi tiếng qua điện thoại hoặc iCloud.

>> Xem thêm: Trên tay iPhone 14 và iPhone 14 Plus màu vàng

Theo các chuyên gia bảo mật, đối với thiết bị di động iOS, Android hay máy tính, đều có những cách đơn giản để người dùng lưu trữ ảnh nhạy cảm một cách an toàn hơn.

>> Xem thêm: Samsung Galaxy M14 5G trình làng với RAM 4 GB, pin 6.000 mAh, giá hơn 5 triệu

Bảo vệ ảnh trên iPhone và iOS

 

"Apple làm tốt trong việc tạo ra một thiết bị tiêu dùng an toàn. Một hacker trung bình sẽ không có khả năng hack iPhone", Patrick Wardle, người sáng lập nguồn công cụ mở Objective-See cho Mac và là cựu hacker của NSA, đánh giá.

>> Xem thêm: Top 10 smartphone bán chạy nhất thế giới năm 2022: 8 mẫu iPhone góp mặt

Dù vậy, chuyên gia lưu ý người dùng iPhone vẫn nên cài đặt một số chế độ bảo mật tích hợp sẵn trên thiết bị để đảm bảo thư viện ảnh được an toàn nhất có thể. "Kẻ cắp sẽ nhắm đến những thiết bị ít được bảo vệ nhất", Wardle nói.

>> Xem thêm: Ảnh chi tiết Samsung Galaxy M14 5G giá hơn 5 triệu đồng

Đầu tiên là cài đặt các bản cập nhật iOS mới nhất, thường là bản sửa lỗi và bản vá cho các lỗ hổng bảo mật. Ngoài ra, người dùng cần tránh sử dụng một mật khẩu duy nhất cho mọi tài khoản.

 

>> Xem thêm: Apple Watch áp đảo các đối thủ tại thị trường Việt Nam

lo anh anh 1

Cập nhật phần mềm thường xuyên là cách đơn giản nhất để giữ an toàn dữ liệu. Ảnh: Computer Bild.

Đã có nhiều vụ hacker tấn công hệ thống tài khoản công ty, và dựa vào tài khoản đó để truy cập các tài khoản khác, như vụ hack Adobe năm 2013.

Chuyên gia cũng đề xuất bật xác thực 2 yếu tố (MFA) ở bất cứ đâu có thể, chẳng hạn như iCloud Drive. "Một lớp bảo mật bổ sung này sẽ làm cho thiết bị và tài khoản khó bị hack hơn rất nhiều, và tin tặc sẽ bỏ qua để tìm các đối tượng dễ hơn", Wardle nói.

 

Người dùng cũng chỉ nên lưu trữ các tệp nhạy cảm trên điện thoại hoặc iPad, thay vì đám mây, để giảm số lượng các vị trí có thể bị tấn công.

Bước cuối cùng là cẩn trọng với các ứng dụng lưu trữ ảnh. Trong hầu hết trường hợp khi người dùng cấp cho một ứng dụng quyền truy cập vào kho ảnh, nhà phát triển có thể làm bất cứ điều gì họ muốn với dữ liệu đó, chẳng hạn như lưu lại trong một máy chủ, chuyên gia cho biết.

Các ứng dụng phổ biến như Facebook, Google Photos và Instagram, an toàn hơn vì chúng thường xuyên bị các nhà nghiên cứu bảo mật kiểm tra, nhưng các ứng dụng nhỏ, không rõ nguồn gốc là mối nguy rò rỉ dữ liệu.

Với các thiết bị Android và PC

Neil Kittleson, Giám đốc điều hành của NKrypt và từng là chuyên viên an ninh mạng của NSA, cho biết bước đầu tiên đặt mã khóa cho thiết bị. “Mật khẩu gồm 4 chữ số không đủ để ngăn những kẻ rình mò, hãy sử dụng mật mã mạnh hơn hoặc sinh trắc học", Kittleson nói.

 

lo anh anh 2

Các mật khẩu 4 chữ số và mã hình tiện lợi nhưng không đủ an toàn, thay vào đó chuyên gia khuyến nghị sử dụng mật khẩu chữ và sinh trắc học. Ảnh: Dreamstime.

Kittleson khuyên người dùng nên sử dụng các công cụ tích hợp sẵn trên Window hoặc các ứng dụng cho Android để mã hóa ảnh, sau đó giữ bí mật mật khẩu mã hóa. Bằng cách này, kẻ cắp sẽ không thể xem được ảnh dù giữ file.

Với Windows 10, các phiên bản Pro, Enterprise hoặc Education có sẵn tính năng mã hóa toàn bộ ổ đĩa và mã hóa tệp. Người dùng chỉ cần nhấp chuột phải vào tệp, chọn "properties", "general", "advanced attributes" và chọn "encrypt contents". Phiên bản Home không hỗ trợ tính năng này.

Trên các thiết bị Android, có các ứng dụng giúp thêm một lớp mã hóa bổ sung cho kho ảnh. Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý cần tìm nhà phát triển đáng tin cậy, sử dụng mã hóa AES256.

 

Cuối cùng, Kittleson khuyên người dùng xóa dữ liệu EXIF ​​khỏi ảnh. "Mỗi bức ảnh bạn chụp đều có dữ liệu này để lưu lại vị trí, loại máy ảnh được sử dụng và thời gian chụp ảnh", Kittleson giải thích. "Nếu ảnh nhạy cảm của bạn lưu lại vị trí chụp là tại địa chỉ nhà, thì kể cả ảnh cắt mặt cũng sẽ làm lộ danh tính".


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm