Lưu ý quan trọng đối với người dùng đang muốn mua iPhone 15
Bảng giá điện thoại Vivo tháng 10/2023: Thêm sản phẩm mới / Bảng giá điện thoại Realme tháng 10/2023: Nhiều sản phẩm giảm giá
Mới đây, Bộ TT&TT tổ chức họp báo cung cấp thông tin về hoạt động của Bộ, của ngành TT&TT trong tháng 9 và kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trong thời gian tới.
>> Xem thêm: Hé lộ dung lượng pin của iPhone 15 Series
Thông tin tại cuộc họp báo cho thấy, trong những tháng gần đây Bộ TT&TT đã tích cực đẩy mạnh triển khai công tác tuyên truyền, qua đó tình hình diễn biến lừa đảo trực tuyến đã có một số biến chuyển tích cực. Tuy nhiên, các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn có sự thay đổi, đan xen mới và cũ, đồng thời luôn luôn có những hình thái mới, tinh vi hơn.
>> Xem thêm: Bảng giá máy tính bảng Android tháng 10/2023: Giảm giá sốc
Quảng cáo bán iPhone 15 với khuyến mãi hấp dẫn là chiêu trò mà kẻ gian sử dụng để lừa đảo trong thời gian gần đây. (Ảnh: Business Standard) |
Trong tháng 9 vừa qua, Cục An toàn thông tin ghi nhận 3 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất, bao gồm:
>> Xem thêm: Hé lộ dung lượng RAM của iPhone 15 Series
Một là, hình thức lừa đảo giả mạo website. Cụ thể là lợi dụng sự kiện ra mắt của Apple để lập các website giả mạo, quảng cáo bán iPhone 15 với khuyến mãi hấp dẫn, đề nghị người mua đặt cọc tiền, hay giả mạo website nền tảng Ticketbox lừa đảo bán vé concert Westlife…
>> Xem thêm: Top 10 smartphone sở hữu camera sau tốt nhất thế giới: iPhone 15 Pro Max thua 1 đối thủ
Hai là, hình thức lừa đảo chiếm đoạt bằng đường link/file nén thông qua việc thu thập và đánh cắp thông tin cá nhân của học sinh bằng những đường link "khảo sát"; phát tán mã giới thiệu ứng dụng siêu thị trực tuyến có chứa mã độc...
>> Xem thêm: Bảng giá iPhone tháng 10/2023: iPhone 15 Series lên kệ
Hình thức lừa đảo phổ biến thứ ba là lừa đảo thẻ tín dụng, chiếm đoạt tài sản thông qua mã QR. Mã QR này dẫn tới các trang web giả mạo ngân hàng, yêu cầu nhập thông tin cá nhân, mã OTP hoặc tới các trang quảng cáo cờ bạc để cài mã độc vào thiết bị của người dùng.
"Riêng trong tháng 9, hệ thống cảnh báo, ngăn chặn tên miền độc hại quốc gia đã ngăn chặn triệt để 441 website vi phạm pháp luật, lừa đảo trực tuyến", Cục An toàn thông tin cho biết. Cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng liên tục giám sát, cảnh báo và tổ chức điều phối các doanh nghiệp ISP ngăn chặn các tên miền giả mạo, lừa đảo ngay khi phát hiện.
Các chuyên gia của Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cảnh giác, lưu ý thực hiện các biện pháp để tránh bị lừa đảo. (Ảnh minh họa: Hacker News) |
Từ thực tế trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không quen biết, không truy cập, đăng nhập vào các đường dẫn, liên kết, website hoặc mở tệp đính kèm trong thư điện tử đến từ người gửi không xác định.
Chú ý các dấu hiệu nhận biết website giả mạo thông qua tên website và tên miền. Thông thường tên các website giả sẽ gần giống với tên các website thật nhưng sẽ có thêm hoặc thiếu một số ký tự. Tên miền giả thường sử dụng những đuôi lạ như .cc, .xyz, .tk, .tv…, không truy cập các đường link lạ.
Cẩn trọng trước khi quét mã QR Code, đặc biệt cảnh giác với các mã QR được dán hoặc chia sẻ ở những nơi công cộng hoặc gửi qua mạng xã hội, email. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.
- Video tháo rời iPhone 15 Pro. Nguồn: PBKreviews.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Smartphone ‘nồi đồng cối đá’, pin 6.000 mAh, RAM 8 GB, giá hơn 4 triệu đồng
Giá xe Honda Future 125 FI tháng cuối 12/2024 rẻ như 'bèo', được săn đón hơn Wave Alpha và RSX
Xe hơi đẹp mê ly, giá gần 490 triệu đồng, so kè cùng Mini Cooper
‘Cực phẩm côn tay’ 150cc giá 37,3 triệu đồng sắp ra mắt, có ABS như Yamaha Exciter và Honda Winner X
"Vua côn tay" 150cc của Honda bất ngờ giảm đậm 23 triệu đồng
Mẫu iPhone là lựa chọn hấp dẫn tầm giá dưới 10 triệu đồng năm 2024