Kinh doanh và tiêu dùng

Mất giấy tờ ôtô phải làm thế nào?

Khi mất giấy tờ ô tô, nhiều người hoang mang không biết phải làm sao, thủ tục làm lại giấy tờ như thế nào?

Aston Martin DB12 ra mắt tại Đông Nam Á: Công suất 680 mã lực, giá 5,558 tỷ đồng / Top 10 môtô bobber đẹp nhất năm 2023

Theo lời khuyên của chuyên gia và chủ xe trên các diễn đàn mạng xã hội, khi phát hiện mất giấy tờ ô tô và chắc chắn không thể tìm lại, chủ xe cần ngay lập tức tới trình báo và làm thủ tục xin cấp lại đăng ký xe tại Phòng Cảnh sát Giao thông nơi mình sinh sống.

Vậy chủ xe cần làm những gì để có thể được cấp lại đăng ký ô tô?

Khi phát hiện mất giấy tờ ô tô, chủ xe cần nhanh chóng trình báo và làm thủ tục xin cấp lại đăng ký xe với cơ quan chức năng. (Ảnh minh họa)

Khi phát hiện mất giấy tờ ô tô, chủ xe cần nhanh chóng trình báo và làm thủ tục xin cấp lại đăng ký xe với cơ quan chức năng. (Ảnh minh họa)

Chuẩn bị hồ sơ

Theo Điều 15 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 quy định về đăng ký xe thì khi làm thủ tục cấp lại giấy đăng ký xe ô tô bị mất, cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ.

Hồ sơ xin cấp lại giấy tờ ô tô bao gồm:

Giấy khai đăng ký xe theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 15; ký, ghi rõ họ tên và nộp cho cơ quan đăng ký xe.

Xuất trình Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân. Trường hợp chưa được cấp Chứng minh nhân dân hoặc nơi đăng ký thường trú ghi trong Chứng minh nhân dân không phù hợp với nơi đăng ký thường trú ghi trong giấy khai đăng ký xe thì xuất trình sổ hộ khẩu.

 

Trong trường hợp chủ phương tiện nhờ người khác xin cấp lại giấy đăng ký xe giúp mình thì cần phải có giấy ủy quyền. Cụ thể, theo Khoản 5 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định: “Người được ủy quyền đến đăng ký xe phải xuất trình Chứng minh nhân dân của mình; nộp giấy ủy quyền có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác”.

Trường hợp xin cấp lại giấy Giấy đăng ký xe, biển số xe của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhân viên nước ngoài, phải có: Giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước (đối với cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện tổ chức quốc tế) hoặc Sở Ngoại vụ (đối với cơ quan lãnh sự); Công hàm của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế; Đối với nhân viên nước ngoài phải xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hoặc Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng).

Nộp hồ sơ tại phòng cảnh sát giao thông

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người xin cấp lại giấy tờ xe mang hồ sơ đến nộp tại phòng cảnh sát giao thông cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương để làm lại giấy tờ xe bị mất. Phòng cảnh sát giao thông sẽ tiếp nhận và tiến hành kiểm tra. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng, cơ quan sẽ trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu người nộp bổ sung cho đầy đủ. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan sẽ đưa giấy hẹn nhận Giấy đăng ký xe ô tô cấp lại cho người yêu cầu.

Đến nhận giấy đăng ký xe theo giấy hẹn

 

Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về trường hợp cấp lại đăng ký xe ô tô bị mất thì thời gian làm lại giấy tờ xe không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí cấp đổi đăng ký ô tô được quy định là 150.000 đồng đối với cấp đổi giấy đăng ký ô tô kèm biển số; 30.000 đồng đối với cấp đổi giấy đăng ký xe ô tô không kèm biển số.

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt không có hoặc không mang giấy tờ xe ô tô như sau:

Lỗi không có giấy đăng ký xe (cavet) bị phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng, bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Trường hợp nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.

Lỗi không mang giấy đăng ký xe bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng.

 


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm