Kinh doanh và tiêu dùng

Nhiều hãng xe vẫn khan hàng tại Việt Nam, khách phải đợi dài

Tình trạng thiếu hụt linh kiện lắp xe đang gây ảnh hưởng lớn tới thị trường ôtô Việt Nam. Phía đại lý không nắm rõ bao giờ xe về còn người dùng tiếp tục phải chờ để nhận xe.

Bảng giá xe Hyundai tháng 7/2022 / Top 10 xe hơi 3 xi lanh mạnh nhất trong lịch sử

Khảo sát nhiều đại lý ôtô tại TP.HCM, Zing đều nhận về phản hồi sau Tết Nguyên Đán đến nay, cả ôtô sản xuất lắp ráp trong nước và nhập khẩu đều đang rơi vào tình trạng cầu nhiều hơn cung đối với các mẫu xe bán chạy.

Lượng ôtô lắp ráp trong nước cũng như nhập khẩu trong tháng 3 vừa qua đều tăng. Tuy nhiên lượng xe mới tăng thêm vẫn chưa giải quyết được tình trạng khan hàng đang diễn ra khiến cả đại lý lẫn khách hàng phải chờ đợi.

Đại lý bị động chờ xe về

Tại showroom của Kia ở TP Thủ Đức, nhân viên bán hàng cho biết hiện tại cửa hàng không có chiếc Sportage nào. Khách muốn xem xe thì phải đợi sang tháng 7 mới có chiếc đầu tiên về.

Showroom vắng khách ra vào, xe thì thường xuyên hết hàng, nhân viên cửa hàng cũng không có nhiều điều để chia sẻ. Sau khi trao đổi vài câu ngập ngừng và ngắn gọn, nhân viên cố giữ chân khách bằng cách xin số điện thoại để thông tin cho khách khi xe được nhập về. Tình trạng đại lý bị động chờ hàng diễn ra tại nhiều showroom chính hãng.

oto khan hang anh 1

Số lượng xe Kia Sportage về đại lý cũng chưa nhiều.

Anh Sơn, đang làm việc tại một đại lý của Toyota, chia sẻ hiện đại lý này có sẵn chiếc cuối cùng thuộc dòng Corolla Cross G. Nếu khách xác định mua và đặt cọc thì sẽ giao trong 10 ngày. Theo ghi nhận của Zing, hiện số lượng xe Corolla Cross tại đại lý cũng không nhiều, một số đại lý cho biết phải đến tháng 10 thì xe có thể về nhiều hơn.

Khi được hỏi về dòng Land Cruiser, anh Sơn cười ngần ngại. Các đại lý của Toyota đã ngưng nhận đặt cọc cho Land Cruiser. Hiện tại Toyota Việt Nam không có lịch mở lại đặt cọc cho mẫu xe này do thiếu linh kiện lắp ráp.

Theo thống kê, lượng ôtô sản xuất lắp ráp trong nước tháng 3 tăng 40,7% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Không chỉ vậy, lượng ôtô nhập khẩu cũng tăng với tổng cộng 13.500 chiếc ôtô nguyên chiếc được nhập về Việt Nam trong tháng 3, giá trị kim ngạch ước đạt 307 triệu USD.

Có thể thấy ôtô được sản xuất, lắp ráp cũng như nhập khẩu dù tăng nhưng tình trạng cháy hàng vẫn diễn ra dẫn tới khan hiếm, thậm chí có trường hợp các đại lý phải ngậm ngùi dừng nhận đặt cọc.

 

Khách mua xe tiếp tục mòn mỏi chờ xe

Các đại lý thì chờ thông báo từ nhà máy sản xuất, còn khách muốn mua có khi phải chờ từ nửa năm hoặc có thể lâu hơn để nhận xe.

Chia sẻ với Zing, anh P. Minh (35 tuổi, Tân Bình, TP.HCM) cho hay từng có ý định mua Veloz Cross của Toyota nhưng sau khi biết phải chờ tận nửa năm để nhận xe, anh hơi bất ngờ và chần chừ. "Không mua xe này thì chọn xe khác, tôi có nhu cầu dùng ôtô ngay".

Đồng cảnh ngộ, chị Lan (39 tuổi, TP. Thủ Đức) cho biết cũng ngại khi phải chờ 2-3 tháng để nhận được xe của Hyundai, dù giá chênh tại các đại lý liên tục tăng, đỉnh điểm là lên tới 150 triệu đồng. Chị Lan giãi bày rằng thời gian đợi lâu quá nên chị cũng băn khoăn không biết nên ký hợp đồng mua hay là tìm dòng xe khác.

Cụ thể, từ cuối năm 2021 đến nay, Hyundai Santa Fe vẫn đang trong tình trạng khan hàng khiến giá xe đang chênh cao lên từ 80 triệu đến 150 triệu đồng. Qua tìm hiểu, nhiều khách hàng không đợi được đành tìm mua sản phẩm khác, có khách bức xúc vì bị đại lý trả cọc sau nhiều tháng chờ đợi.

 

oto khan hang anh 2

Cũng như Hyundai, dòng xe Ford Explorer cũng gặp tình trạng khan hàng.

Tình trạng khan hàng này không còn xa lạ ở thị trường ôtô Việt Nam kể từ khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp sản xuất. Việc đứt gãy chuỗi sản xuất khiến nhiều hãng xe hơi buộc phải cắt giảm sản lượng và đóng cửa nhiều cơ sở sản xuất. Điều này dẫn tới việc người mua chờ đợi lâu hơn nếu muốn mua xe.

Cả hai phía là người mua và người bán đều hy vọng trong thời gian sắp tới, nguồn cung sẽ tăng trở lại để thời gian chờ nhận xe sẽ được rút ngắn lại, giảm tình trạng khan hàng, chênh giá.

Bảng giá xe
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm