Nội thất ôtô bị mốc, phải xử lý tại nhà như thế nào?
Top 10 xe SUV tệ nhất năm 2021 / Top 5 xe SUV bán chạy nhất tại Việt Nam tháng 8/2021: Honda CR-V bét bảng
Sau thời gian dài giãn cách xã hội, kết hợp cùng thời tiết ẩm ướt của mùa mưa đã khiến nhiều ôtô bị ẩm, mốc ở nội thất. Trước đây, tình trạng này hiếm khi xảy ra nên không nhiều người dùng ôtô biết cách tự xử lý, nhất là các chủ xe không có điều kiện chăm sóc xế hộp tại nhà.
Trong bối cảnh các cơ sở dịch vụ chăm sóc xe ở nhiều địa phương chưa hoạt động trở lại, người dùng ôtô có thể tham khảo các chia sẻ về hướng xử lý ẩm, mốc cho nội thất từ anh Tống Quang Phú - Giám đốc Mobile Car Care Việt Nam.
Ôtô lâu ngày không sử dụng có thể trở thành nơi nấm, mốc sinh sôi. Ảnh: N.L.
Trước hết, chủ xe cần xem xét và tìm hiểu nguyên nhân gây ra vấn đề. Thông thường, vết ẩm mốc có thể xuất phát từ nước uống, sữa, thức ăn thừa rơi vãi bên trong nội thất, hoặc quên hạ cửa kính ngoài khi đỗ xe ngoài trời và bị nước mưa tạt vào cabin…
>> Xem thêm: Giá lăn bánh Honda CR-V tháng 9/2021: Cao nhất hơn 1,3 tỷ đồng
Chủ yếu vi sinh vật sinh sôi trên bề mặt da, gây ra các mảng mốc bám ở vô-lăng, cần số và ghế ngồi. Ngoài ra, các vế mốc cũng có thể xuất hiện trên bảng tablo, ta-pi cửa...
Theo anh Quang Phú, người dùng có thể sử dụng khăn mềm, hoặc khăn microfiber chuyên chăm sóc xe, kết hợp cùng dung dịch vệ sinh nội thất chuyên dụng và hơi nước nóng (nếu có) để làm sạch các vị trí bị ẩm, mốc.
Sau khi vệ sinh xong nên mở toàn bộ cửa xe cho thông thoáng, bật điều hòa ở chế độ sấy nóng, kết hợp sử dụng dung dịch khử mùi (nếu có) để “làm mới” lại toàn bộ khoang nội thất.
>> Xem thêm: Bảng giá xe Hyundai tháng 9/2021
Đây là cách làm hiệu quả và có thể xử lý khá tốt vấn đề ẩm mốc của nội thất. Tuy nhiên, nếu không có sẵn các loại hóa chất chuyên dùng cho nội thất ôtô thì người dùng không nên sử dụng xà phòng hay chất tẩy rửa khác, có thể gây hư hỏng cho vật liệu da của nội thất.
Lau chùi bằng hóa chất chuyên dụng và hơi nước nóng có thể giải quyết vấn đến ẩm, mốc nội thất. Ảnh: PowerSteam.
Trong trường hợp xe bị nấm, mốc và không thể tìm mua được dung dịch vệ sinh nội thất, chủ xe có thể mở cửa thông thoáng và phơi nắng xe tầm 30 phút. Sau đó sử dụng nước ấm và khăn mềm để vệ sinh các vết ẩm mốc.
>> Xem thêm: Bảng giá xe Mazda tháng 9/2021: Thêm sản phẩm mới
Đối với tình huống bị ẩm mốc nặng, người dùng nên cân nhắc mang xe đến các xưởng chăm sóc ôtô chuyên nghiệp để được xử lý hiệu quả và triệt để, tránh gây hư hại thêm cho nội thất, anh Quang Phú nói.
Để hạn chế tình trạng nội thất ẩm, mốc cho ôtô, anh Quang Phú khuyên trước mùa mưa bão hoặc thời gian ít sử dụng nên tiến hành vệ sinh toàn bộ nội thất, hút bụi sạch sẽ, khử mùi.
>> Xem thêm: Kia K3 ra mắt tại Việt Nam, giá từ 559 triệu đồng
Bên cạnh đó, đối với xe đỗ ngoài trời không có mái che cần kiểm tra các cửa kính thường xuyên, tránh bị nước mưa tạt vào. Nếu có điều kiện, nên chạy xe ra ngoài, mở cửa thông thoáng 1 tuần/lần để cho không khí lưu thông trong khoang nội thất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau 2 năm sử dụng, Hyundai Santa Fe máy dầu lên sàn xe cũ với giá thế nào?
Honda chính thức ra mắt ‘vua xe ga’ 160cc mới giá 75 triệu đồng: Lấn lướt Air Blade, dễ thế chân SH
Bảng giá Toyota Yaris Cross mới nhất tháng 11/2024: Thu hút người mua, ganh đua Mitsubishi Xforce
Đây là iPhone có AI giá rẻ nhất Việt Nam, vừa ra mắt đã giảm tằng tằng sau 2 tháng đe nẹt Galaxy S24
‘Vua xe ga’ 169cc thiết kế đẹp long lanh ‘át vía’ Honda SH, có phanh ABS 2 kênh, giá 67,6 triệu đồng
“Chiến thần smartphone” cấu hình tốt, chống nước, sạc 80W, giá hơn 6 triệu đồng