Kinh doanh và tiêu dùng

Ô tô giảm giá trăm triệu đồng vẫn vắng người mua

Sau một tuần các đại lý ô tô mở cửa trở lại và tiếp tục duy trì các chương trình ưu đãi, giảm giá nhưng lượng khách chưa có dấu hiệu phục hồi.

Touring Superleggera Arese RH95 - Siêu xe lấy cảm hứng từ Ferrari / Smartphone chip S870 5G, RAM 8 GB, Rom 512 GB, sạc 55W, camera selfie ẩn dưới màn hình, giá 12,34 triệu

Một số địa phương, đặc biệt tại Hà Nội đã cho phép dịch vụ kinh doanh ô tô hoạt động trở lại. Tuy nhiên, sau một tuần mở cửa và tiếp tục duy trì các chương trình ưu đãi, giảm giá để kích cầu, lượng khách chưa có dấu hiệu phục hồi.

Ô tô giảm giá trăm triệu đồng vẫn vắng người mua 1

Sau nới lỏng giãn cách tại Hà Nội, việc kinh doanh ô tô có tốt hơn song theo nhân viên đại lý, lượng khách hàng vẫn rất ít so với bình thường

Giá xe tốt vẫn ít người mua

Ngày 29/9, trao đổi với PV Báo Giao thông, một nhân viên kinh doanh đại lý Hyundai Đông Đô (Hà Nội) cho biết, sau khi được phép hoạt động trở lại, đại lý và nhân viên sale rất phấn khởi và hy vọng lượng khách hàng sau nhiều tháng chờ đợi không mua được xe sẽ trở lại mạnh mẽ.

Tuy nhiên thực tế hoàn toàn trái ngược với dự đoán. Sau hơn một tuần mở cửa trở lại các đại lý ô tô đang rất vắng khách.

Theo dự đoán của nhân viên này, do dịch bệnh kéo dài nên sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, khách hàng vẫn hạn chế trong việc chi tiêu. Vì vậy tình hình kinh doanh ô tô chưa có nhiều khởi sắc.

Nhân viên đại lý VinFast Hà Nội (trụ sở tại Hà Đông) cũng cho biết, dù lượng khách có tăng sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội nhưng nhìn chung không đáng kể. Hiện hoạt động kinh doanh vẫn chưa bắt nhịp được như trước khi thực hiện lệnh giãn cách xã hội.

Khá khẩm hơn, nhân viên kinh doanh đại lý Mazda Yên Nghĩa (Hà Nội) cho biết, doanh số có tăng so với khi thực hiện giãn cách nhưng không nhiều.

“Doanh số kỳ vọng tháng 9 của đại lý hiện chỉ là 20 - 30 xe/tháng trong khi trung bình những tháng trước giãn cách đạt ít nhất từ 60 - 70 xe/tháng, sụt giảm từ 50 - 60% doanh số. Hiện các nhân viên đang cố gắng thúc đẩy doanh số, đại lý giảm giá bán hết nấc song cũng chỉ bằng 1/3 so với bình thường”, nhân viên này chia sẻ.

Cũng theo nhân viên đại lý Mazda, giá xe hiện nay đang được giảm sâu và có nhiều ưu đãi. Như mẫu xe bán chạy Mazda CX-5 đang giảm giá tới 50 triệu đồng, chỉ còn từ 798 triệu đồng hay CX-8 đang giảm 80 triệu đồng, còn từ 929 triệu đồng. Dù giá xe giảm sâu nhưng người mua vẫn vắng vẻ.

Cũng theo khảo sát của PV Báo Giao thông, nhiều mẫu xe cả nhập khẩu lẫn lắp ráp trong nước đều đang được ưu đãi, giảm giá mạnh tới hơn trăm triệu đồng như: Honda CR-V (giảm giá 125 triệu đồng), Ford Everest (giảm 110 triệu đồng), Mitsubishi Pajero Sport (giảm 140 triệu đồng)…

Giám đốc một đại lý ô tô lớn tại Hà Nội cho biết, sau khi hoạt động kinh doanh ô tô được diễn ra bình thường trở lại, doanh số đại lý tăng trưởng tốt.

Tuy nhiên, nếu so với hồi chưa thực hiện Chỉ thị 16, doanh số dù tốt nhưng cũng chỉ đạt được ở mức 50 - 60%, chưa thể phục hồi hoàn toàn.

Khách hàng chờ giảm phí trước bạ?

Theo nhân viên Mazda Yên Nghĩa, khách mua xe thường là cần xe ngay, thấy giá tốt họ sẽ quyết định mua. Tuy nhiên, rất nhiều khách mua xe hiện nay thấy có thông tin về việc giảm lệ phí trước bạ đã có tâm lý chờ đợi.

“Mỗi ngày đại lý tiếp nhận hàng chục cuộc gọi và đa số khách hàng đều có ý thăm dò xem khi nào giảm phí trước bạ mới đặt cọc. Thực tế cho thấy, khi có chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ thì nhiều mẫu xe cũng cắt giảm ưu đãi nên tổng tiền khách hàng tiết kiệm được cũng chỉ tương đương so với trước khi giảm phí”.

>> Xem thêm: Kia Carnival 2022 ra mắt tại Việt Nam, giá từ 1,199 tỷ đồng

Giám đốc một đại lý ô tô tại Hà Nội nhận định, với tình hình như hiện nay, có lẽ phải mất tới 6 tháng thì tình hình kinh doanh mới có thể bình thường trở lại.

“Lượng khách hàng có tâm lý chờ đợi giảm lệ phí trước bạ đã phần nào ảnh hưởng đến việc kinh doanh ô tô sau khi nới lỏng giãn cách. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến việc kinh doanh ô tô chưa trở lại như bình thường phần lớn do tình hình dịch bệnh làm nền kinh tế, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng. Các công ty, doanh nghiệp ở nhiều nơi cũng chưa hoạt động hết công suất, kinh tế vẫn đang hồi phục một cách từ từ. Vì vậy, việc mua ô tô vẫn không thể xem như thiết yếu”, vị giám đốc này nói.

>> Xem thêm: Bảng giá xe Nissan tháng 10/2021: Giảm giá mạnh

Một thành viên thuộc Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng, vẫn còn quá sớm để có thể nhận định thị trường ô tô vì sao chưa thể hồi phục ngay.

Tuy nhiên, các nguyên nhân như tâm lý chờ đợi giảm phí, thu nhập của người dân giảm sút có thể coi là những yếu tố tác động đến việc phục hồi của việc kinh doanh ô tô ở thời điểm hiện tại.

>> Xem thêm: Bảng giá xe Kia tháng 10/2021: Kia K3 lên kệ

“Ngay cả khi có giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất lắp ráp trong nước thì cũng phải mất một thời gian thị trường mới có thể tăng trưởng mạnh chứ không phải cứ giảm là người dân đổ xô đi mua ngay. Để có thể nhận định một cách chính xác vẫn phải chờ các báo cáo từ doanh nghiệp, hiệp hội ô tô”, vị này cho biết.

Theo báo cáo của VAMA, 8 tháng năm 2021, tổng lượng xe ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước của các thành viên giảm 13% so với năm 2019 (thời điểm chưa có dịch Covid-19), thậm chí nhiều doanh nghiệp ghi nhận mức giảm doanh số tới trên 60%.

>> Xem thêm: Mazda CX-5 2022 chốt giá 856 triệu đồng

Năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và Nghị định 70/2020/NĐ-CP về giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đã thúc đẩy ngành sản xuất ô tô trong nước phát triển.
Sau khi thực hiện các chính sách này, số lượng xe ô tô bán ra của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội VAMA đều có mức tăng trưởng so với năm 2019; trong đó, có doanh nghiệp mức tăng trưởng lên đến 230%.


Bảng giá xe
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm