Sạc nhanh có khiến pin điện thoại bị chai: Chuyên gia chỉ ra sự thật nhiều người chưa biết
Bảng giá xe MINI tháng 9/2022 / Honda Indonesia xác nhận sẽ xuất khẩu xe 7 chỗ giá rẻ BR-V sang Việt Nam
Hiện nay, các điện thoại hay thiết bị điện tử khác đa số đều sử dụng pin Lithium-ion (li-on). Đây là công nghệ tồn tại trong một thập kỷ qua và ít có sự thay đổi. Phần lớn sự thay đổi của pin tập trung vào việc kéo dài thời lương pin đến từ các tính năng tiết kiệm năng lượng được tích hợp trong các con chip mới và đẩy nhanh tốc độ sạc pin.
Một bộ sạc pin thông thường sẽ có công suất từ 5-10W. Tuy nhiên, ngày nay, các nhà sản xuất đã đưa ra thị trường các bộ sạch nhanh có thể nâng cấp công suất lên nhiều lần, tức ra rút ngắn thời gian sạc pin.
Nhiều người cho rằng việc sạc nhanh như vậy sẽ khiến pin điện thoại nhanh bị chai, rút ngắn tuổi thọ của pin. Vậy sự thật là gì?
Công nghệ sạc nhanh sẽ diễn ra theo hai giai đoạn như sau:
- Giai đoạn đầu: Pin sẽ được đẩy điện áp lên cao nhất, để pin từ 0% hoặc gần hết có thể lên mức 50-70% trong thời gian nhanh nhất. Tùy theo công suất sạc, thời gian sạc ở giai đoạn này có thể là 15-30 phút. Đây là lúc pin có thể hấp thụ nhiều năng lượng nhất mà không gây ảnh hưởng xấu đến pin.
- Giai đoạn thứ 2: Khi pin đạt được 70-80%, sạc sẽ tự động giảm tốc độ xuống để tránh gây hại cho pin. Đây chính là lý do vì sao những phần trăm pin cuối mất nhiều thời gian hơn để sạc.
Arthur Shi, một kỹ sư chuyên làm việc tại trang web sửa chữa DIY iFixit cho rằng: "Hãy tưởng tượng một cục pin như một miếng bọt biển. Khi bạn lần đầu tiên đổ nước lên miếng bọt biển khô, nó sẽ hấp thụ chất lỏng nhanh chóng (đối với pin, đây là giai đoạn sạc nhanh ban đầu). Khi bạn tiếp tục đổ nước lên miếng bọt biển với cùng một tốc độ, chất lỏng sẽ bị tràn (đối với pin, việc điện tích sạc không được hấp thụ này có thể dẫn đến chập và làm hỏng pin)".
Các nhà sản xuất đã thiết kế để làm chậm và quản lý cẩn thận tốc độ sạc ở từng giai đoạn để nó không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin.
Theo công nghệ sạc nhanh 2 giai đoạnnày, nó sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng của pin.
Những cách hạn chế tình trạng chai pin điện thoại
Nhiệt độ cao sẽ làm hỏng pin
Nhiệt độ chính là kẻ thù của pin. Khi nhiệt độ càng cao, tuổi thọ của pin càng nhanh giảm. Do đó, bạn tránh sạc pin ở nơi có nhiệt độ cao như dưới ánh nắng mặt trơi, đặt điện thoại đang sạc trên taplo xe hơi... Trong nhiều trường hợp, nhiệt quá cao có thể khiến pin bị nổ. Theo một vài nghiên cứu, nhiệt độ trên 30 độ C có thể ảnh hưởng đến tình trạng của pin.
Không để máy đang sạc trên các vật bằng vải mềm
Đặt điện thoại đang sạc trên giường có phủ ga, trên đệm, chăn, gối hay các vật làm bằng vải mềm có thể gây ra cháy nổ vì những vật liệu này sẽ bao phủ điện thoại, làm giảm khả năng thoát nhiệt của điện thoại ra môi trường xung quanh, khiến pin nóng lên.
Tốt nhất bạn nên đặt điện thoại đang sạc ở bề mặt cứng, xung quanh thoáng khí. Khi điện thoại quá nóng, hãy rút sạc ra để máy tự nguội thay vì đưa điện thoại vào nơi có nhiệt độ thấp đột ngột (chẳng hạn như tủ lạnh). Sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng sẽ khiến linh kiện, bao gồm cả pin bị hỏng.
Không dùng máy đến khi hết cạn pin
Bạn không nên thường xuyên để máy trong tình trạng cạn kiệt pin (pin về mức 0%) vì như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ của pin, ảnh hưởng đến quá trình vận hành của các linh kiện khác. Tất nhiên, đôi ba tháng xảy ra tình trạng hết sạch pin 1-2 lần cũng không phải vấn đề đáng quan ngại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Smartphone ‘nồi đồng cối đá’, pin 6.000 mAh, RAM 8 GB, giá hơn 4 triệu đồng
Giá xe Honda Future 125 FI tháng cuối 12/2024 rẻ như 'bèo', được săn đón hơn Wave Alpha và RSX
Honda ra mắt ‘xe ga quốc dân’ 125cc mới giá 28 triệu đồng đẹp lấn át LEAD, có màn TFT xịn hơn Vision
Xe hơi đẹp mê ly, giá gần 490 triệu đồng, so kè cùng Mini Cooper
"Vua côn tay" 150cc của Honda bất ngờ giảm đậm 23 triệu đồng
Mẫu Galaxy 5G "kín tiếng" nhưng cấu hình ổn trong tầm giá 5 triệu: Thiết kế thanh tú, camera 50MP