Kinh doanh và tiêu dùng

Thêm nhiều khó khăn với thị trường ôtô

Dù có kết quả khả quan so với cùng kỳ năm trước, nhưng thị trường ô tô đang đối diện với nhiều thách thức, khó khăn. 6 tháng đầu năm 2021, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không chỉ việc tiêu thụ sản phẩm mà còn tác động tới nguồn cung khi hoạt động giao thương, xuất khẩu bị hạn chế.

SUV mạnh 177 mã lực, thiết kế hầm hố, giá hơn 600 triệu đồng / Top 5 xe SUV và crossover bán chạy nhất tại Việt Nam nửa đầu năm 2021: Kia Seltos đầu bảng

Giới thiệu với khách hàng về ô tô tại một cửa hàng ở quận Thanh Xuân.

Theo báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam (VAMA), trong tháng 6/2021, toàn thị trường có 23.587 xe được bán ra, giảm 8% so với tháng 5/2021 và chỉ tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong số đó có 15.802 xe du lịch, giảm 10% so với tháng 5/2021; 7.131 xe thương mại, giảm 5%; 654 xe chuyên dụng, giảm 25% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, các đơn vị thành viên VAMA tiêu thụ tổng cộng 135.606 xe các loại, trong đó có 99.410 xe du lịch, tăng 33%; 34.362 xe thương mại, tăng 28% cùng kỳ năm trước...

Nhìn nhận về điều này, ông Phạm Quốc Hoàn, quản lý gara ô tô Việt Tín (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) cho biết, doanh số bán ô tô giảm khá mạnh trong tháng 6/2021 so với tháng trước cũng không nằm ngoài dự đoán. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trong nước, sản xuất kinh doanh đình trệ, thu nhập giảm sút khiến nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hạn chế mua sắm mặt hàng này hơn. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu chíp bán dẫn trên toàn cầu cũng ít nhiều tác động đến việc sản xuất, lắp ráp xe trong nước cũng như việc nhập khẩu nhiều mẫu xe về Việt Nam phân phối. Tình trạng này khiến việc bàn giao xe cho khách hàng chậm hơn dự kiến.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Quốc Trung, nhà ở R5 Khu đô thị Royal City (quận Thanh Xuân) cho biết, dịch bệnh khiến thu nhập giảm sút nên các gia đình đều thắt chặt chi tiêu. “Bản thân tôi đang có nhu cầu đổi xe do chiếc xe KIA Morning của gia đình đã trở nên quá chật hẹp khi con cái ngày một lớn. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, việc đổi xe chưa đến mức quá cấp thiết nên gia đình vẫn tiếp tục sử dụng phương tiện này”, ông Trung chia sẻ.

>> Xem thêm: Ngắm xe mui trần đậm chất cổ điển, công suất 320 mã lực, giá hơn 2,1 tỷ đồng

Liên quan đến việc thiếu hụt nguồn cung chíp, đại diện nhà sản xuất ô tô Trường Hải cũng nhìn nhận, thời gian tới, lượng xe lắp ráp trong nước đưa ra thị trường giảm sút, điều này sẽ dẫn đến việc giá xe có thể sẽ tăng, nhất là xe nhập khẩu, càng khiến cho sức tiêu thụ trở nên khó khăn. Do đó, các doanh nghiệp lắp ráp trong nước đang nỗ lực tối đa để giảm thiểu ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng và đó cũng là cách để kích cầu doanh số bán hàng.

 

>> Xem thêm: Bảng giá xe Kia tháng 8/2021: Thêm lựa chọn mới

Theo đó, để kích cầu tiêu dùng, thời gian qua, thị trường ô tô đã chứng kiến cuộc đua giảm giá, khuyến mãi ở mọi phân khúc xe ô tô. Việc điều chỉnh giá này được giới kinh doanh xe cho rằng không chỉ hướng tới mục tiêu tăng doanh số bán của các hãng xe. Cụ thể, tính từ đầu tháng 6/2021 đã có nhiều hãng xe phổ thông như Toyota, Honda, Mazda, Nissan, Mitsubishi, Hyundai… triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu các mẫu xe của mình. Tính từ đầu năm 2021, đây là thời điểm giá xe giảm sâu nhất với mức giảm giá lên tới cả trăm triệu đồng.

>> Xem thêm: Top 10 xe SUV AWD tốt nhất năm 2021: Hyundai Tucson đứng đầu

Đứng đầu về mức hạ giá phải kể đến mẫu SUV Forester của Subaru. Cụ thể, xe Subaru Forester i-L hiện đang giảm “sốc” 159 triệu đồng, đưa giá bán lẻ từ 1,128 tỷ đồng xuống còn 969 triệu đồng. Hai phiên bản cao cấp hơn là Forester i-S và Forester i-S EyeSight có giá bán lẻ từ 1,218 tỷ đồng và 1,288 tỷ đồng giảm xuống còn 1,119 tỷ đồng và 1,209 tỷ đồng… Kết hợp giữa việc điều chỉnh giá, thị trường còn xuất hiện các phiên bản mới ở thị trường quốc tế để kích cầu tiêu dùng.

>> Xem thêm: Bảng giá xe Audi tháng 8/2021: Rẻ nhất 1,52 tỷ đồng

 

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của giới chuyên môn, dù có áp dụng nhiều biện pháp kích cầu, nhưng dự báo những tháng tới doanh số xe tiếp tục giảm do dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, thời điểm này lại trùng vào thời gian tháng Ngâu theo quan niệm dân gian (tháng Bảy âm lịch), rất ít người "xuống tiền" mua xe. Đây chính là giai đoạn mua sắm thấp điểm nhất trong năm, điều này sẽ khiến hoạt động kinh doanh của các hãng xe trong thời gian tới cũng như thị trường ô tô thêm nhiều thách thức và khó có thể tăng trưởng như mong muốn.

Bảng giá xe
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm